Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, tôi nộp đơn tự nguyện lên công tác ở vùng cao. Trong thời gian qua, tôi gặp nhiều trường hợp các bé gái mới 14, 15 tuổi đã kết hôn theo yêu cầu từ gia đình. Đây có phải là tảo hôn trong pháp luật hay không? Tảo hôn bị xử lý như thế nào? Mong các luật sư tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về bạo lực gia đình?
>> Kết hôn giả tạo bị xử lý như thế nào?
>> Chồng chết, vợ có được kết hôn với người khác hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Tảo hôn là gì?
Theo khoản 8, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014, “Tảo hôn là hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Trong đó điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“ Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b)…”
Như vậy, có thể thấy tảo hôn là hành vi hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật, cụ thể, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Trên thực tế, có trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và có trường hợp tảo hôn không đăng ký kết hôn.
Tảo hôn có vi phạm pháp luật không?
Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật
Như đã phân tích ở trên, có thể thấy tảo hôn là một việc làm mang lại những hệ lụy vô cùng lớn cho bản thân những người tảo hôn, cho gia đình và cho cả xã hội. Do đó, nhận thấy rõ những hậu quả của việc tảo hôn này, pháp luật nước ta đã chính thức ghi nhận hành vi tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
- b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; …”
Theo quy định này, rõ ràng tảo hôn là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật cấm. Và hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?
Với hành vi tảo hôn, pháp luật quy định cách xử lý như sau:
Hủy kết hôn trái pháp luật
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy hành vi kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn (ở trường hợp này là đủ tuổi kết hôn theo quy định) và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.
Hủy kết hôn trong trường hợp tảo hôn
Hành vi kết hôn sẽ bị hủy nếu như tại thời điểm xem xét yêu cầu hủy kết hôn, một trong hai bên không đủ điều kiện về độ tuổi hoặc một trong hai bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó.
Xử phạt vi phạm hành chính
Điều 47, Nghị định 110/2013/NĐ-CP của chính phủ về hành vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau:
“Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng bạn đã hiểu hơn về khái niệm tảo hôn là gì, tảo hôn bị xử lý như thế nào. Đây cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay, nhất là với người dân ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Nếu cần tư vấn thêm về hôn nhân gia đình, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư