Thời điểm nào phải khai thuế khi kinh doanh?
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm những gì?
Trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng của chi nhánh
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 110/2015/TT-BTC về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì:
“1. Chứng từ điện tử gồm:
- a) Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ, báo cáo khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
- b) Chứng từ nộp thuế điện tử: giấy nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính dưới dạng điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng.
- c) Các văn bản, thông báo khác của cơ quan thuế, người nộp thuế dưới dạng điện tử.
Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư này”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Thông tư 66/2019/TT-BTC về chứng từ điện tử thì:
“3. Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (sau đây gọi là Nghị định số 165/2018/NĐ-CP).
Chứng từ điện tử được sửa đổi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP.
Chứng từ điện tử có thể chuyển đổi sang chứng từ giấy và ngược lại theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 165/2018/NĐ-CP”
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến giá trị pháp lý của chứng từ điện tử khi giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế? Chứng từ điện tử này có được sửa đổi hay chuyển đổi sang chứng từ giấy hoặc ngược lại được không? Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn