Trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (sau đây gọi tắt là công ty TNHH), nếu muốn giảm quy mô hoặc là do một số lý do đặc biệt nào đó mà thành viên muốn rút vốn sẽ thì vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi theo hướng giảm vốn điều lệ. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu về thủ tục khi có thành viên rút vốn làm giảm vốn điều lệ ngay nhé!
Các hình thức rút vốn của thành viên
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014, thì thành viên công ty TNHH không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp:
- Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên (Điều 52 Luật Doanh nghiệp).
- Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 53 Luật Doanh nghiệp).
- Rút vốn trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 54 Luật Doanh nghiệp, như là: người thừa kế không muốn trở thành thành viên, người được tặng cho không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên,…
- Được công ty hoàn trả vốn theo quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, trong trường hợp (1) và (4) là trường hợp sẽ làm thay đổi vốn điều lệ, mà cụ thể là làm giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Thủ tục cần thực hiện khi có thành viên rút vốn làm giảm vốn điều lệ
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể quá trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có các nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 68 Luật Doanh nghiệp.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên.
- Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đã thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp (xem thêm quy định tại Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn