Đăng ký thương hiệu hàng hóa không phải là thủ tục bắt buộc đối với phía doanh nghiệp Việt nam. Tuy nhiên, về mặt lợi ích kinh tế, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa của công ty là rất quan trọng và tạo cơ sở pháp lý về mặt sở hữu sản phẩm trí tuệ của chủ sở hữu công ty hoặc người sở hữu, sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu hợp pháp. Hiểu được nhu cầu của thị trường, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến Quý khách hàng về quy định cách đăng ký thương hiệu hàng hóa mới nhất năm 2019.Cách đăng ký thương hiệu hàng hóa phát triển
Cách đăng ký thương hiệu hàng hóa là gì?
Cách đăng ký thương hiệu hàng hóa là gì? Thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Nhu cầu đăng ký thương hiệu hàng hóa hiện nay là rất lớn, do đó nếu chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu hoặc không đăng ký thương hiệu sẽ là một thiệt thòi, sự thiếu sót rất lớn và ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Cách đăng ký thương hiệu hàng hóa hiện nay quy định như thế nào?
Hiện nay, có hai cách đăng ký thương hiệu hàng hóa được chúng tôi tóm tắt cách thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất: doanh nghiệp tự mình nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo và tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ , trong đó gồm các công việc sau đây:
- Tra cứu thương hiệu cần đăng ký trên cổng thông tin điện tử về thương hiệu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ để xác nhận thương hiệu có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của doanh nghiệp khác hay không;
- Soạn tờ khai đăng ký thương hiệu:
- Chèn thương hiệu cần đăng ký vào tờ khai;
- Mô tả chi tiết thương hiệu cần đăng ký sao cho khi nhìn vào phần mô tả, cán bộ thẩm định hồ sơ có thể hình dung ra thương hiệu cần đăng ký;
- Liệt kê phí, lệ phí cần phải nộp;
- Liệt kê các nhóm hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu để xác định phạm vi bảo hộ;
- Chuẩn bị 10 mẫu thương hiệu (in màu);
- Chứng từ đóng phí, lệ phí.
Thứ hai: Doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện việc đăng ký thương hiệu hàng hóa với mức phí dịch vụ theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Sở Hữu Trí Tuệ thẩm định hồ sơ theo các bước sau đây:
- Xét tính hợp lệ của đơn đăng ký và ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Đăng công bố đơn hợp lệ trên cổng thông tin điện tử về sở hữu trí tuệ;
- Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Ra thông báo đóng phí và cấp văn bằng hoặc thông báo từ chối hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối.
Phan Law Viet Nam là một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đến với Phan Law, Quý khách hàng yên tâm về cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chi phí dịch vụ hợp lý, thời gian thực hiện và cho ra kết quả hồ sơ nhanh chóng, quan trong là kết quả mang về sẽ khiến Quý khách hài lòng. Mọi vướng mắc và cần hỗ trợ vấn đề liên quan đến cách đăng ký thương hiệu hàng hóa,
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn