Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ được người lao động quan tâm đặc biệt. Khi người lao động làm việc tại hộ kinh doanh thì có được đóng bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) không? Bài viết hôm nay sẽ tư vấn cho Quý vị về vấn đề này. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm những ai?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là người lao động gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (áp dụng từ ngày 01/01/2018).
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Đồng thời, theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc là người sử dụng lao đồng gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Việc đóng bảo hiểm xã hội đối với hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
Đối với người lao động
Trường hợp đơn vị là hộ kinh doanh cá thể có lao động hợp đồng thì thực hiện đăng ký để đóng BHXH bắt buộc cho người lao động tại BHXH địa phương nơi hộ kinh doanh có địa chỉ đăng ký.
Đối với chủ hộ
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu chủ hộ kinh doanh cá thể có hoạt động thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì chủ hộ phải tham gia BHXH bắt buộc. Nếu không thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì chủ hộ kinh doanh không phải tham gia BHXH bắt buộc và có thể lựa chọn hình thức BHXH tự nguyện.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc ra sao?
Quá trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu diễn ra như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là các nội dung tư vấn về hộ kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội? Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn