Việc xây dựng lên một nhãn hiệu riêng biệt sẽ tốn thời gian và công sức cũng như chất xám của chính chủ sở hữu nó. Vì vậy, hầu hết cá nhân, tổ chức đều không mong muốn quyền lợi của mình với nhãn hiệu bị sẻ chia mà đều muốn độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu của mình. Đây cũng là lý do mà ngày càng có nhiều chủ thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu về thủ tục này nhé.
Những chủ thể có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ
Không phải ai cũng được pháp luật cấp quyền cho phép được nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Vì cơ chế bảo hộ chặt chẽ đối với nhãn hiệu nên Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định những cá nhân, tổ chức sau đây mới có quyền đăng ký nhãn hiệu:
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa và dịch vụ do mình cung cấp;
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ do mình đưa ra thị trường nhưng không phải là người sản xuất trong trường hợp người sản xuất không phản đối việc đăng ký;
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
Hoặc nhiều hơn một tổ chức, cá nhân đồng sở hữu đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm những tài liệu nào?
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nộp tại Cục sở hữu trí tuệ và yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sẽ gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ muốn độc quyền;
- Đối với cá nhân là bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND, hộ chiếu,… Đối với doanh nghiệp là bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy ủy quyền nếu sử dụng dịch vụ đại diện SHTT;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Sau khi hồ sơ nộp thành công, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức và nội dung để đánh giá, xem xét là đơn đăng ký đã hợp lệ hay chưa. Cả quá trình thẩm định kéo dài tối thiểu 12 tháng nếu không có vấn đề gì phát sinh. Sau đó Cục sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho cá nhân, tổ chức. Sau khoảng 1-2 tháng thì khách hàng có thể nhận được văn bằng bảo hộ này.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền là khâu quan trọng quyết định xem Cục sở hữu trí tuệ có chấp nhận đơn đăng ký của quý khách hàng hay không. Do đó, việc chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chu đáo sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong cả quá trình xin cấp văn bằng bảo hộ. Để chắc chắn hồ sơ này không sai sót hoặc ảnh hưởng đến khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu vui lòng liên hệ Phan Law để được tư vấn nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn