Khi bước chân vào thế giới kinh doanh, một trong những bước quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện là đăng ký giấy phép kinh doanh. Quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp hợp pháp hóa hoạt động mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cách thức và quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh dựa trên Luật Doanh Nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan.
Đặc điểm giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định.
Là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.
Giấy phép kinh doanh có nhiều loại tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và đối tượng đăng ký.
*Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Xem thêm: Tư vấn thủ tục để được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Một số loại giấy phép kinh doanh
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ: giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường, giấy phép treo biển quảng cáo…
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: giấy phép kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, ví dụ giấy phép khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp….
– Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng, ví dụ: giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, giấy phép hoạt động và kinh doanh chứng khoán…
– Giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác…
Nội dung của Giấy phép kinh doanh
Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ và tên viết tắt, tên nước ngoài,
- Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số xuất nhập khẩu,
- Địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
- Ngành nghề kinh doanh,
- Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
- Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Thời hạn của giấy phép bao gồm ngày cấp,
- Các nội dung khác được cập nhật.
Hướng dẫn chi tiết về đăng ký giấy phép kinh doanh
Nghị Định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Doanh Nghiệp 2020, tập trung vào việc làm rõ các quy định và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Trước hết, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các thông tin chính như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mục đích kinh doanh, vốn điều lệ, danh sách cổ đông/cổ đông sáng lập, và các giấy tờ liên quan khác.
b. Đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp có thể chọn đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký trực tiếp/gửi bưu điện về Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
c. Quy trình xác nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xác nhận thông tin. Trong trường hợp cần bổ sung hoặc sửa đổi, doanh nghiệp sẽ được thông báo để điều chỉnh.
d. Cấp Giấy phép kinh doanh
Khi hồ sơ được xác nhận đầy đủ và hợp lệ trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh. Giấy phép này chính là chứng nhận cho sự hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về ngành nghề đó.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư