Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập trên phạm vi khu vực và thế giới. Chính vì vậy mà các tổ chức kinh tế nói chung hay doanh nghiệp nói riêng càng có cơ hội mở rộng nhiều hơn. Ngoài việc hoạt động tại địa điểm, những doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển có thêm nhu cầu mở rộng thị trường thông qua việc thành lập chi nhánh công ty. Đây được xem là cách thức hữu hiệu để các nhà đầu tư kinh doanh có thể mở rộng quy mô kinh doanh.
>>>> Xem thêm bài viết: Thay đổi đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Chi nhánh công ty là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh cho đơn vị của mình. Chi nhánh của công ty đó có thể được hình thành ở trong hoặc ngoài nước (khoản 1 Điều 46). Trên cơ sở này thì các công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập chi nhánh ở những địa điểm khác với trụ sở chính ban đầu. Nhưng cần lưu ý rằng khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải có trách nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung, sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh
Khi thành lập chi nhánh công ty thì người thực hiện cần thực hiện thủ tục thông báo thông qua các tài liệu sau:
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
- Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).
Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì người thực hiện sẽ nhận được thông báo đi kèm yêu cầu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thủ tục thông báo.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc tiến hành đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Để được hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn cụ thể.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn