Việc thành lập mới một doanh nghiệp để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh cần một sự chuẩn bị kỹ càng. Lên kế hoạch thành lập công ty càng chi tiết, cụ thể thì chắc chắn khi thực hiện trên thực tế bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu một số thông tin pháp lý doanh nghiệp trong bài viết dưới đây để có thể thực hiện kế hoạch mở công ty hoàn chỉnh nhất.
Lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp
Trước khi bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch thành lập công ty, bạn phải lựa chọn trước được loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Hiện tại, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, chúng ta có các loại hình doanh nghiệp cơ bản sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu trước để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với các kế hoạch khai thác phát triển kinh doanh của mình trong tương lai.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn sẽ tiếp tục phải chuẩn bị thật tốt hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp. Đây chắc chắn là bước không thể bỏ qua trong kế hoạch thành lập công ty của bất kỳ nhà đầu tư nào! Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ yêu cầu những tài liệu pháp lý khác nhau, về cơ bản bạn phải có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài…
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Một số các thủ tục pháp lý sau thành lập
Kế hoạch thành lập công ty của bạn không thể hoàn chỉnh nếu bỏ qua các thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty. Cụ thể, bạn sẽ phải tiến hành đăng ký và nộp thuế, in hóa đơn, làm con dấu, xin giấy phép con…. Tùy thuộc vào mục tiêu và hướng kinh doanh của mình, bạn sẽ xác định được vấn đề này. Trong trường hợp chưa có những định hướng pháp lý tốt nhất, hãy trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam! Chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ các luật sư và chuyên viên pháp lý hàng đầu để có thể tự tin đồng hành, hỗ trợ bạn chuẩn bị cũng như hoàn thành kế hoạch thành lập công ty của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn