Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Đó là giải pháp hiệu quả, được nhiều công ty áp dụng để nâng cao doanh số, thu hút sự chú ý của các khách hàng có nhu cầu và tiềm năng. Đem lại những lợi ích cho người mua khi được chiết khấu giá bán, bên cạnh đó cũng đem về cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như giải phóng hàng tồn kho, tăng doanh số ngắn hạn…
Xem thêm:
>> Hướng dẫn về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập năm 2022
>> Xuất hóa đơn cho các mặt hàng mà công ty không đăng ký ngành nghề kinh doanh
>> Trường hợp hóa đơn bị mất, cháy, hỏng của công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
Khi chiết khấu thương mại có cần lập hoá đơn?
Theo khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định doanh nghiệp (bên bán) phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua. Hóa đơn phải theo định dạng chuẩn và ghi đầy đủ nội dung cần thiết theo quy định pháp luật. Ngoài ra, khi áp dụng chiết khấu thương mại cho khách mua hàng thì nội dung trên hóa đơn điện tử phải đáp ứng được điều kiện nêu tại Điểm đ Khoản 6 Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
…
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy, bên bán cần thể hiện rõ các khoản chiết khấu trên hóa đơn điện tử đưa cho khách hàng và khi công ty tiến hành chiết khấu thương mại dựa vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng, dịch vụ của lần cuối cùng mua hàng hoặc kỳ tiếp theo.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình chiết khấu bán hàng
Tuy nhiên, nếu số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình chiết khấu bán hàng thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh theo quy định tại khoản 22 Điều 7 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, cụ thể là:
– Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
– Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư