Với nền kinh tế hội nhập, phát triển việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa dần được quan tâm đúng mức. Thủ tục tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục đặc trưng, mới mẻ về vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Khi tự mình tiến hành thủ tục này, chắc chắn sẽ gặp những vướng mắc đặc trưng. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu những khó khăn hay gặp phải khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam nhé!Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam mang lại lợi ích gì?
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam – Vươn mình phát triển
Trước hết, chúng ta cần điểm qua một số lợi ích to lớn mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam mang lại cho bạn nhé.
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu … mà cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự tranh chấp nào với các đối thủ khác.
- Giúp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh không lành mạnh bằng việc sao chép hoặc nhái lại, do đó tăng cường vị thế cạnh tranh của bạn.
- Tăng khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của doanh nghiệp bạn với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác.
- Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, nhằm cướp trắng thương hiệu của bạn.
- Một nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp từ các hợp đồng lixăng hoặc bán nhãn hiệu đó.
- Giúp bạn vươn ra quốc tế và kiểm soát lưu thông hàng hóa nhập khẩu tốt hơn.
Giải quyết khó khăn khi tự đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt NamPhan Law luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
Khi tự tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, như đã nói vì đây là thủ tục đặc trưng yêu cầu thời gian dài và các kiến thức chuyên nghành, vì vậy bạn có thể sẽ gặp một số rắc rối. Phan Law sẽ cung cấp cho bạn một số giải pháp để có thể giải quyết các vấn đề không may nhé:
- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, bạn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, bạn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.
- Để khắc phục thiếu sót của đơn, bạn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên bạn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.
- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, bạn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, bạn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.
Và giải pháp tối ưu nhất để loại bỏ tất cả các rủi ro trong quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam chính là hợp tác với Phan Law! Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn từ những bước chuẩn bị nhỏ nhất, để đảm bảo văn bằng bảo hộ về với bạn nhanh nhất, và tất nhiên với mức chi phí tiết kiệm, an toàn nhất. Hãy liên hệ ngay với Phan Law để được tư vấn miễn phí rõ hơn nhé!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn