Tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Kiểu dáng công nghiệp là gì? Hẳn là bạn đã từng có những thắc mắc như vậy. Hãy thử nhìn kiểu dáng của những chai nước dưới đây. Không đơn giản chỉ là những thiết kế thu hút người nhìn mà thông qua những kiểu dáng như vậy người thiết kế ra nó còn có thể khai thác giá trị thương mại của kiểu dáng ấy. Hay nói một cách khác bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chính là chiến lược của bất kỳ nhà sản xuất nào khi vạch ra kế hoạch kinh doanh.
Điều kiện để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Để được cấp văn bằng bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có tính mới
Tính mới ở đây có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu giữa chúng có ít nhất một đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và có thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó với nhau.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
(Theo quy định tại Điều 65 Luật SHTT).
Có tính sáng tạo
Theo quy định tại điều 66 Luật SHTT, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực đó từ trước đến nay.
Có khả năng áp dụng công nghiệp
Điều 67 Luật SHTT đã quy định kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Quy trình nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký bảo hộ được cấp văn bằng bảo hộ theo quy trình sau:
Thẩm định hình thức:
Đánh giá hình thức của đơn xem đã hợp lệ hay chưa bao gồm các yêu cầu về hình thức, chủ thể có quyền nộp đơn, về đối tượng loại trừ,… Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ:
Đơn được công bố là hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp thuận đơn hợp lệ. Nội dung công bố là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Thẩm định nội dung:
Sau khi chấp thuận hình thức đơn thì đơn đăng ký sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Hay nói cách khác là đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền sáng chế kiểu dáng công nghiệp và xác định phạm vi bảo hộ. Thời gian thẩm định nội dung là 7 tháng từ ngày công bố đơn.
Hồ sơ nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bạn có thể nộp đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc nộp thông qua đại diện diện sở hữu công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ với hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp theo mẫu;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (05 bộ);
- Bản mô tả kiểu dáng;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trên đây là quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sơ bộ để bạn có thể nắm được tổng quát những gì cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cần thiết. Trường hợp bạn cần một đại diện sở hữu công nghiệp đại diện mình thực hiện toàn bộ quá trình chuẩn bị và nộp cũng như theo dõi hồ sơ thì hãy đến với Phan Law. Chúng tôi sẽ giúp bạn đơn giản hóa những quy trình, thủ tục này một cách hiệu quả nhất và đem lại kết quả như đã cam kết từ đầu.
Nếu bạn còn điều gì chưa rõ về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn