Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng quan tâm tới sức khỏe bản thân. Đó là lý do mà thực phẩm chức năng đang dần rất được lòng nhiều người tiêu dùng. Với công dụng hỗ trợ chức năng cho các bộ phận trong cơ thể, tăng sức đề khác và ngừa bệnh tật thì nhiều dòng thực phẩm chức năng ra đời đáp ứng nhu cầu thị trường. Tương tự như các sản phẩm hàng hóa khác thực phẩm chức năng muốn ngăn ngừa, hạn chế nạn làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu thì nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng. Hãy cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu về thủ tục này nhé.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng bước đầu tiên bạn cần xác định thực phẩm chức năng thuộc nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào. Hay nói cách khác là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
Theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản 11 thì thực phẩm chức năng được xếp vào nhóm 5. Cụ thể đó là những thực phẩm dinh dưỡng và bổ sung chất dùng trong y tế.
Tra cứu nhãn hiệu thực phẩm chức năng
Đây là bước không bắt buộc nhưng bất cứ chủ thể nào muốn đăng ký nhãn hiệu cũng đều nên tra cứu xem thử đã có nhãn hiệu nào giống hệt hoặc tương tự của mình đã được bảo hộ hay chưa. Đây là bước rất quan trọng vì nó có thể đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thực phẩm chức năng.
Không ai muốn khi thực hiện thủ tục đăng ký thì đơn đăng ký lại bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối vì không có khả năng phân biệt hoặc dễ gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác. Điều này gây lãng phí về mặt thời gian cũng như chi phí bỏ ra cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Do đó, hãy xác định khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trước khi bắt tay nộp đơn nhé.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng
Bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ với các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước từ 30x30mm – 80x80mm.
- Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân thì phải cung cấp Giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu (Bản sao công chứng hợp lệ)
- Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức thì phải cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao công chứng hợp lệ)
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Ngoài ra nếu bạn thuê một đơn vị đại diện đăng ký thì cần phải có giấy ủy quyền hợp lệ
Sau đó, sẽ mất khoảng từ 12-18 tháng để thẩm định hình thức và nội dung đơn cũng như để Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho thực phẩm chức năng.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu thực phẩm chức năng kéo dài kèm theo những yêu cầu đối với đơn cũng như mẫu nhãn hiệu phức tạp sẽ khiến cho bạn gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhất là trong những trường hợp không đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để giải quyết. Phan Law Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn hết mình trong mọi vấn đề pháp lý. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn tốt nhất nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn