Từ khi có ý tưởng kinh doanh đến việc thành lập doanh nghiệp là một chặng đường dài, cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, chủ thể thành lập doanh nghiệp có rất nhiều điều thắc mắc và phải quan tâm khi muốn mở công ty riêng cho mình. Bài viết sau đây xin giới thiệu một số lưu ý khi thành lập công ty.
Lưu ý về lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Có nhiều lưu ý khi thành lập công ty cho các chủ thể kinh doanh. Điều đầu tiên chúng tôi lưu ý cho bạn đó là lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Pháp luật cho phép doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Bạn phải xác định ngành nghề kinh doanh của mình có phải là ngành nghề được pháp luật cho phép kinh doanh hay không. Nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện gì thì mới được kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xác định danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bạn phải tham khảo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành quản lý ngành nghề đó. Một số điều kiện để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là: vốn pháp định (hay còn gọi là vốn tối thiểu), chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an ninh trật tự, điều kiện về cơ sở sản xuất, …
Lưu ý về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Lưu ý thức hai khi thành lập công ty mà không thể không nhắc đến đó là vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Bạn có thể lựa chọn một trong năm loại hình trên để đăng ký kinh doanh.
Mỗi loại hình công ty có đặc điểm về cơ cấu vốn góp, tổ chức, quản lý, quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên, chủ sở hữu công ty khác nhau. Do đó, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình, số lượng người cùng góp vốn, mức vốn điều lệ và ngành nghề kinh doanh để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Ví dụ bạn đứng ra kinh doanh một mình thì nên lựa loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Khi đó bạn là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên chủ động và linh hoạt hơn mọi quyết định kinh doanh của công ty. Hoặc nếu cùng nhiều người góp vốn thành lập doanh nghiệp thì có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Đây là loại hình phù hợp với những ngành nghề kinh doanh phức tạp, cần nguồn vốn lớn.
Lưu ý về đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ là mức vốn bạn đăng ký và được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào khả năng của bản thân, số người góp vốn cũng như quy mô, ngành nghề kinh doanh của công ty mà chọn mức vốn phù hợp. Mức vốn điều lệ lớn đảm bảo khả năng thanh toán và chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của công ty cao, tăng niềm tin với khách hàng.
Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý rằng có một số ngành yêu cầu về mức vốn tối thiểu để kinh doanh ngành nghề đó. Ví dụ để kinh doanh dịch vụ bất động sản thì mức vốn tối thiểu hay còn gọi là vốn pháp định là 20 tỷ động. Nên việc tìm hiểu các điều kiện để kinh doanh ngành nghề bất kỳ là rất quan trọng.
Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh bạn sẽ còn phải lưu ý đến các chi tiết như lựa chọn tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở công ty và các thủ tục khác liên quan.
Trên đây là một số lưu ý khi thành lập công ty, hy vọng đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về các vấn đề cần quan tâm khi mở công ty. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp qua thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline:0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư vấn Hôn Nhân Gia Đình 1900.599.995