Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền thương hiệu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC, McDonald, Starbuck, Highland,…Xu hướng nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển rầm rộ. Đây vừa là cách tiết kiệm chi phí, công sức tạo dựng thương hiệu cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ, vừa là hình thức mở rộng thị trường khắp thế giới của các thương hiệu nổi tiếng.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại thì nhượng quyền hiệu hay còn gọi là nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Đối với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhượng quyền thương hiệu chính là việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.
Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Điều kiện phải có văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu muốn chuyển nhượng.
Mẫu đăng ký nhượng quyền đối với nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại điểm 47 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
- 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 02-HĐSD quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
- 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Như vậy, doanh nghiệp có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và các hồ sơ trên và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ để được ghi nhận về việc chuyển nhượng quyền sở hữu.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn về các quy định liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn