Bạn muốn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiệu nhất định về các quy định pháp luật cũng như thủ tục đăng ký thương hiệu. Trong thủ tục đăng ký việc điền mẫu đơn như thế nào cho chính xác nhất ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thương hiệu của bạn có được bảo hộ hay không. Chính vì vậy bài viết sau đây Phan Law sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về mẫu đăng ký thương hiệu sản phẩm mới nhất 2019.
Những lưu ý về mẫu đăng ký thương hiệu sản phẩm 2019
Để chuẩn bị một mẫu đăng ký thương hiệu sản phẩm chính xác nhất bạn cần phải lưu ý các điểm sau đây.
Thương hiệu sản phẩm (gồm logo và tên thương hiệu) phải thực hiện được chức năng phân biệt thương hiệu hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp bạn so với doanh nghiệp khác. Đồng thời cũng cần chắc chắn rằng thương hiệu này không thuộc quyền sở hữu của người khác. Bởi vì trên thực tế nếu có một cá nhân, tổ chức đã đăng ký hoặc đang trong quá trình đăng ký trước bạn thì thương hiệu bạn dự định đăng ký sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối đơn.
Bên cạnh đó, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần phải chú ý tên này không được trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mẫu thương hiệu trình bày trong đơn phải vừa vặn hoặc nhỏ hơn so với ô kích thước theo mẫu tức là không được vượt quá 80x80mm.
Và đặc biệt quan trọng là mục phân loại hàng hóa dịch vụ bạn cần phân loại chính xác theo Bảng phân loại theo Thỏa ước Nice phiên bản 11. Vì danh mục hàng hóa, dịch vụ sẽ quyết định phạm vi được bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Chưa kể trường hợp phân loại sai, Cục sở hữu trí tuệ sẽ phân loại lại cho bạn và việc này chắc chắn sẽ phải tốn thêm một khoản phí, lệ phí không nhỏ mà còn bị kéo dài thêm thời gian thẩm định.
Chuẩn bị mẫu đăng ký thương hiệu sản phẩm
Một bộ hồ sơ mẫu đăng ký thương hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Quy chế sử dụng thương hiệu, nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ là thương hiệu tập thể;
- Mẫu thương hiệu (lưu ý nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ; nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng);
- Danh sách hàng hóa, dịch vụ dự định gắn mẫu thương hiệu (Danh mục này trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 11);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,..);
- Giấy uỷ quyền (nếu sử dụng dịch vụ đại diện nộp đơn);
- Chứng từ nộp phí nộp đơn.
Quy trình sau khi nộp đơn sẽ khá phức tạp yêu cầu bạn cần có kiến thức nhất định và kiên trì trong quá trình theo dõi đơn. Trường hợp nếu bạn còn e ngại thủ tục hành chính hoặc khó khăn trong quá trình chuẩn bị mẫu đăng ký thương hiệu sản phẩm đừng ngần ngại liên hệ ngay Phan Law để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ từng bước một nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn