Mẫu giấy đi đường, giấy thông hành cần phải có đầy đủ các thông tin cần thiết như: Tên cơ quan, doanh nghiệp; Tên người lao động; Địa chỉ làm việc,…Đây là văn bản chứng minh việc ra đường là cần thiết, không vi phạm các quy định về giãn cách xã hội.
Xem thêm:
>> Tôi và vợ đi siêu thị ở TPHCM có vi phạm Chỉ thị 16?
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid-19
Giấy đi đường, giấy thông hành được dùng trong trường hợp nào?
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định rõ các trường hợp sử dụng giấy đi đường, giấy thông hành trong thời gian giãn cách. Tuy nhiên dựa vào các chính sách giãn cách, có thể liệt kê các trường hợp cần giấy đi đường sau đây:
Giấy đi đường/thông hành áp dụng theo chỉ thị 16 của Chính phủ
Chỉ thị 16 được ban hành nhằm thực hiện giãn cách xã hội để tránh lây lan dịch bệnh, trên nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”. Yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường để mua hàng hóa thiết yếu hoặc làm việc tại các cơ quan, cơ sở sản xuất thiết yếu không bị đóng cửa.
Từ quy định này, giấy đi đường/thông hành được áp dụng cho:
- Người trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu tại các cơ quan Nhà nước.
- Người làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.
Giấy đi đường/thông hành áp dụng theo chỉ thị 17 của UBND Hà Nội
Người dân cần xuất trình giấy đi đường khi gặp chốt kiểm tra
Chỉ thị 17 của UBND Hà Nội chỉ rõ các trường hợp người lao động làm việc tại các cơ sở sau cần có giấy đi đường:
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.
- Cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn.
- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
- Cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh.
- Ngân hàng, kho bạc.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…).
- Công ty chứng khoán, bưu chính, viễn thông.
- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
Khi xuất trình giấy đi đường với các cơ quan chức năng thì cần phải đầy đủ những thông tin cơ bản gồm tên doanh nghiệp, tên người lao động, địa chỉ làm việc, địa chỉ nơi ở và lý do được phép lưu thông trên đường để phục vụ cho mục đích công việc gì.
Các thông tin cần có của mẫu giấy đi đường, giấy thông hành
Mẫu giấy đi đường, giấy thông hành phải có các thông tin cần thiết
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định mẫu Giấy xác nhận đi đường/giấy thông hành chuẩn. Các cơ quan, doanh nghiệp có thể tự soạn thảo mẫu Giấy này với các nội dung bắt buộc sau:
– Tên cơ quan, doanh nghiệp;
– Thông tin cá nhân của người lao động (Tên; Số CCCD/CMND; …);
– Địa chỉ làm việc;
– Địa chỉ nơi ở;
– Mục đích đi lại.
Giấy này chỉ cần người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu.
Bộ công thương đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”
Chiều ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số nội dung của Chỉ thị 16, nhất là khái niệm hàng hóa thiết yếu chưa được hiểu và thực hiện thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu.
Tiếp theo Công văn 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu như sau:
– Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo Danh mục phụ lục II, phụ lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
– Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…)
– Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…).
– Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.
Việc lập mẫu giấy đi đường, giấy thông hành và sử dụng mẫu giấy này cần phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Trong thời gian giãn cách, mọi người dân cần có ý thức tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, tuyệt đối không nên ra ngoài khi không cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư