Việc tổ công tác ở Phường Vĩnh Hòa xử phạt người dân ra đường không có lý do chính đáng vì “bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu” gây bão cộng đồng mạng. Vậy thế nào là thực phẩm, hàng hóa thiết yếu?
Xem thêm:
>> Nanogen xúc tiến đề nghị cấp phép khẩn cấp cho vaccine phòng chống Covid
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid-19
Bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu gây xôn xao dư luận
Ngày 19.7, trên mạng xã hội xuất hiện 2 đoạn clip ghi lại hình ảnh Tổ công tác của phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đi tuần tra, kiểm soát việc chấp hành Chỉ thị 16. Theo đó, khi bị Tổ công tác chặn xe lại, một công nhân tên là T.V.E đã giải thích chưa nắm rõ quy định xử lý về việc thực hiện Chỉ thị 16. Người này cho rằng đi mua đồ ăn là lý do chính đáng, không được giữ giấy tờ. Tuy nhiên, vị Phó chủ tịch phường (thuộc Tổ công tác) vẫn cương quyết cho rằng, bánh mì không phải lương thực, thực phẩm, không phải thiết yếu, mà là… đồ ăn.
Ngày 20/7, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang đã thay mặt chính quyền gửi thư ngỏ xin lỗi, nhận khuyết điểm với công dân T.V.E.
sau khi nhận thông tin về vụ việc tổ công tác của UBND phường Vĩnh Hòa kiểm tra, tạm giữ giấy tờ và phương tiện xe máy của công dân T.V.E. vào ngày 18/7, Chủ tịch UBND TP Nha Trang đã có những chỉ đạo với phường và tổ công tác.
Bánh mì không phải thực phẩm thiết yếu gây xôn xao dư luận
Cụ thể, yêu cầu UBND phường Vĩnh Hòa trao trả xe máy, giấy tờ xe và không xử phạt hành chính đối với công dân T.V.E. Đồng thời, chỉ đạo Chủ tịch phường kiểm tra, làm rõ vụ việc.
“Yêu cầu tạm thời điều chuyển công tác đối với ông Trần Lê Hữu Thọ – Phó Chủ tịch UBND phường sang thực hiện nhiệm vụ khác trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, nội dung bức thư nêu rõ.
Thế nào là hàng hóa thiết yếu?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu”, việc áp dụng quy định này chủ yếu là do địa phương quy định.
Quy phạm liên quan nhất đến hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là tại Điều 4 Luật Giá năm 2012. Điều luật này giải thích hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Hàng hóa thiết yếu là hàng hóa không thể thiếu trong đời sống con người
Nhưng đó là định nghĩa Luật Giá đưa ra quy định về những đối tượng sẽ được cơ quan nhà nước điều tiết, bình ổn giá.
Theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa thiết yếu bao gồm:
– Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng);
– Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mì gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng;
– Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột);
– Các nhu yếu phẩm cần thiết: Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.
Sở Công thương Khánh Hòa cũng đã có văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội. Mong rằng trong thời gian tới, quy định này sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn để áp dụng đồng nhất trên toàn quốc.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư