Trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, không người cá nhân lợi dụng sự việc này để chia sẻ tin giả về Covid-19 gây hoang mang dư luận. Dù với mục đích gì, việc lan truyền tin giả là vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính.
Xem thêm:
>> Bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19: Tưởng dễ nhưng lắm gian nan!
>> Thay đổi chính sách trả vé tàu tết do ảnh hưởng dịch Covid – 19
>> Bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19: Tưởng dễ nhưng lắm gian nan!
Hàng loạt tin giả về Covid lan truyền trên mạng xã hội
Trong khi chính quyền và người dân đang quyết tâm chống dịch với rất nhiều khó khăn thì trên mạng xã hội, hàng loạt tin giả lan truyền gây hoang mang như tin đồn về số ca nhiễm, số người chết, chính sách của nhà nước,…
Ngày 15-7 Bộ Y tế phải lên tiếng bác bỏ thông tin sai sự thật về đại dịch gắn mác “Bộ Y tế” được phát tán trên mạng xã hội. Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn tin nhắn được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore cho rằng COVID-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. Tin nhắn còn khẳng định có thể điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu…
Hàng loạt tin giả về Covid lan truyền trên mạng xã hội
Trước đó, thông tin từ ngày 15-7, TPHCM sẽ cấm người dân ra đường trong mọi trường hợp cũng được lan truyền rộng rãi. Sau đó cơ quan chức năng cũng đã kịp thời lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền một tấm hình chụp nhiều thi thể của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Indonesia. Tuy nhiên một số người dùng facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Điều này đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch COVID-19.
Chia sẻ tin giả về Covid-19 bị xử lý thế nào?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào giải thích rõ khái niệm “tin giả”, song có thể hiểu đó là các thông tin giả mạo, bịa đặt, phản ánh sai sự thật.
Việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội liên quan đến dịch Covid-19 sẽ khiến cho tốc độ lan truyền, phổ biến của những thông tin này xuất hiện nhanh chóng và nhiều hơn. Điều này khiến người dân hoang mang, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng.
Theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin… thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho người dân, kích động bạo lực… là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Điều luật này cũng xác định đối tượng bị xử phạt bao gồm cả người tung tin và người chia sẻ tin giả, mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác định trường hợp chia sẻ tin giả là cố ý hay vô ý, cũng như tính chất nghiêm trọng, hậu quả đã gây ra để làm cơ sở cho việc xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm, qua đó áp dụng mức xử phạt tương xứng.
Chia sẻ tin giả về Covid-19 là hành vi vi phạm pháp luật và rất đáng lên án. Ngoài ra, người dùng internet cần tỉnh táo, tin tưởng vào chính quyền, thực hiện đúng các quy định phòng chống dịch bệnh để không bị các tin giả này làm ảnh hưởng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư