Dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19 là điều mà nhiều quốc gia đang thúc đẩy với kỳ vọng đẩy lùi dịch Covid trên toàn cầu. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng bởi sẽ đụng chạm đến lợi ích không nhỏ của các công ty dược. Chưa kể đến việc chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin là khá phức tạp, nếu không thực hiện tốt có thể gây nhiều hệ quả nặng nề.
Xem thêm:
>> 05 vạn khách hành hương đến chùa Tam Chúc khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để vui tết an toàn!
Mỹ lên tiếng bỏ quyền Sở hữu trí tuệ vacxin Covid-19, thế giới chia làm 2 phe
Ngày 5/5/2021, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng hộ miễn áp dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho vaccine ngừa Covid-19.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Ấn Độ và nhiều nơi khác. Tại Mỹ, chương trình tiêm chủng cho thấy hiệu quả phòng dịch, nhưng đa số phần còn lại của thế giới đều đang chờ vacxin. Động thái này của chính quyền Joe Biden dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt trên toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ quyết định này của Mỹ. Liên minh châu Phi tuyên bố: “Lịch sử sẽ ghi nhớ quyết định của Chính phủ Mỹ là điều đúng đắn vào đúng thời điểm để chống lại thách thức khủng khiếp này”.
Ban đầu Liên minh châu Âu (EU) không ủng hộ. Tuy nhiên sau đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen lại khẳng định “sẵn sàng thảo luận bất kỳ đề xuất nào để giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả và thực tế”.
Pháp từ phản đối chuyển sang ủng hộ việc từ bỏ quyền sáng chế đối với vacxin. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho biết, ông tán thành với việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, với điều kiện việc này phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ bắt buộc cho các nước có thu nhập thấp hơn, cũng như sự “đoàn kết” toàn cầu trong việc cung cấp và phân phối vacxin một cách công bằng.
Trong khi đó, Đức cảnh báo: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nguồn gốc của đổi mới và trong tương lai phải tiếp tục duy trì”.
Riêng Thụy Sỹ dường như không thay đổi nhiều khi cho rằng “sai lầm” nếu tin rằng việc tạm ngừng cấp bằng sáng chế sẽ nhanh chóng chuyển thành nguồn cung cấp vacxin ngừa Covid-19 trên toàn thế giới.
Gian nan để bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19
Gian nan để bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19
Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vacxin covid 19 được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt chống covid. Giúp các công ty có thể tiếp cận và sản xuất vacxin số lượng lớn, từ đó đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên việc từ bỏ gặp phải rất nhiều trở ngại, cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định chính thức.
Lo ngại các công ty dược thiếu động lực
Các công ty dược nghiên cứu và sản xuất vacxin COVID-19 đương nhiên có quyền sở hữu trí tuệ đối với vacxin của họ. Nếu từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các công ty khác có thể sản xuất vacxin mà không bị rào cản pháp lý nào cản trở. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận mà lẽ ra họ được hưởng. Do đó có thể khiến các công ty dược không còn động lực đầu tư sản xuất vacxin nữa.
Mạng lưới quyền sở hữu trí tuệ phức tạp
Việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vacxin Covid-19 là rất phức tạp. Một loại vacxin như COVID-19 thường nằm trong một mạng lưới các quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà sản xuất vacxin thường mua bản quyền đối với một số thành phần của vacxin đó hoặc từ các công ty dược, hoặc từ các nhà nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, lipid (vỏ chứa các phân tử mRNA) sử dụng cho vacxin công nghệ mRNA, được cấp phép cho Pfizer và Moderna, nhưng các công ty khác lại có quyền với chúng. Do đo bằng sáng chế do các công ty vacxin nắm giữ thực sự chỉ chiếm một phần khá nhỏ so với những gì diễn ra trên mạng lưới sở hữu trí tuệ này.
“Một liều vacxin chứa đựng tất cả các tài sản trí tuệ từ thỏa thuận cấp phép, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, đến các luật bảo hộ bí mật thương mại. Nếu dỡ bỏ quyền sáng chế vacxin, điều này đồng nghĩa với việc mở rộng quyền tiếp cận với các chất có trong vacxin”, chuyên gia này phân tích.
Đây cũng là lý do ngành công nghiệp dược phẩm không đồng ý với quyết định bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Echoing Cueni, Tổng giám đốc Nathalie Moll của Liên đoàn Công nghiệp Dược phẩm Châu Âu (EFPIA) cảnh báo, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ dẫn đến hệ quả là vacxin giả tràn lan, xâm nhập vào chuỗi cung ứng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm không phải chưa từng xảy ra. Trước đó vào cuối những năm 1990, thuốc kháng virus đã tạo bước ngoặt trong điều trị HIV/AIDS nhưng giá thuốc khá cao, nằm ngoài khả năng của đa số bệnh nhân. Năm 2003, WTO đã quyết định từ bỏ quyền sáng chế và cho phép các nước nghèo hơn nhập khẩu các phương pháp điều trị chung cho HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao.
Quyết định có bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vacxin COVID-19 sẽ được quyết định trong các cuộc họp vào tháng 6 bởi tất cả các nước thành viên WTO. Trước mắt, mỗi quốc gia cần chủ động có biện pháp đối phó với dịch bệnh, bởi dù có bỏ quyền sở hữu trí tuệ thì cũng không thể dập dịch ngay tức khắc được.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư