Nhằm phòng chống dịch Covid lây lan, Bộ y tế quy định một số trường hợp phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định. Vậy đối với người lao động do tuân thủ quy định nên không đi làm được thì có được công ty trả lương hay không? Đây là thắc mắc mà Phan Law Vietnam nhận được rất nhiều trong thời gian qua.
Xem thêm:
>> 05 vạn khách hành hương đến chùa Tam Chúc khi dịch Covid-19 vừa lắng xuống
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
>> Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid-19
Tự cách ly covid tại nhà có được công ty trả lương hay không?
Để thực hiện chế độ trả lương trong thời gian ngừng việc và giải quyết chế độ đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động, Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL quy định rõ việc trả lương ngừng việc sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động (nay là Điều 99 Bộ luật lao động 2019) xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động.
Tự cách ly covid tại nhà có được công ty trả lương hay không?
“Điều 99. Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc…”
Như vậy, nếu người lao động phải cách ly do lỗi của người sử dụng lao động thì sẽ được trả đủ tiền lương trong thời gian cách ly. Ngược lại nếu do lỗi của chính người lao động dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung thì người lao động sẽ không được nhận lương. Về nguyên tắc nếu người lao động tự cách ly ở nhà và không thực hiện được công việc theo hợp đồng lao động thì sẽ không được hưởng lương, trừ trường hợp công ty có quy định khác.
– Nếu người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương trong thời gian này được tính như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Không tuân thủ quy định cách ly Covid-19 có thể bị xử lý hình sự
Trốn cách ly có thể bị xử lý hình sự
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT, dịch bệnh Covid-19 được xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…”
Ngoài ra Công văn 45/TANDTC-PC nêu rõ:
“Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:
a) Trốn khỏi nơi cách ly;
b) Không tuân thủ quy định về cách ly;
c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.”
Như vậy, nếu không tuân thủ quy định cách ly là một trong những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, mức phạt áp dụng cho người không tuân thủ cách ly theo quy định của Điều 240 là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư