Ngày 7/5/2021, Việt Nam ghi nhận ca tử vong sau khi tiêm vacxin ngừa Covid-19, người tử vong là một nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu – An Giang. Nguyên nhân tử vong được xác định là do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng với thuốc giảm đau kháng viêm. Đây là ca tử vong đầu tiên kể từ khi nước ta tiêm vacxin phòng ngừa Covid 19.
Xem thêm:
>> Quyết định khởi tố bệnh nhân số 2278 làm lây lan dịch bệnh tại Hải Dương
>> Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” tố Lương Y Võ Hoàng Yên lừa đảo
>> Hai phụ nữ bị điều tra hành vi tung tin giả về dịch Covid lên mạng xã hội
Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid -19
Theo thông cáo chính thức của Bộ Y tế phát đi, Sở Y tế An Giang cho biết trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp tử vong sau khi tiêm vacxin vào ngày 7/5/2021. Nguyên nhân được xác định là do sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vacxin COVID-19 của AstraZeneca. Nạn nhân là một nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.
Được biết trước khi tiêm, nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm. Sau khi tiêm, bệnh nhân có biểu hiện sốc và được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện cũng đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để xử lý.
Sau đó bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cử chuyên gia để hỗ trợ cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong ngày 7-5.
Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vacxin ngừa Covid – 19
Kết luận về nguyên nhân tử vong, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang cho biết bệnh nhân bị sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng thuốc giảm đau kháng viêm.
Tử vong sau khi tiêm vacxin Covid – Ai chịu trách nhiệm?
Hầu hết các loại vacxin Covid 19 nói riêng và vacxin nói chung đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể tử vong sau khi tiêm. Vậy trong trường hợp này ai sẽ chịu trách nhiệm?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 30 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007: “Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật”
Ngoài ra, nếu tiêm vacxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại (Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng).
Dịch bệnh Covid 19 xuất hiện từ cuối năm 2019, gây ra cái chết cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Đến nay chúng ta vẫn chưa có phương án hiệu quả nhất để phòng ngừa sự lây lan của virus này. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, cách tốt nhất là mỗi chúng ta cần tuân thủ khuyến cáo 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Khai báo y tế – Không tụ tập của Bộ Y tế.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư