Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng tỷ đô la sang thị trường này. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang dần khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh đó cũng phát sinh vấn đề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro và thiệt hại. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trên do sự thiếu hiểu biết về đăng ký thương hiệu tại Mỹ của các nhà kinh doanh.
Một số sai lầm của doanh nghiệp khi đăng ký thương hiệu tại Mỹ
1. Thực hiện “Quy trình ngược”
Thông thường một sản phẩm trước khi được tung ra thị trường thì đều được khảo sát về khả năng bảo hộ nhãn hiệu của nó. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều làm theo quy trình ngược, đó là sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và có một chỗ đứng trên thị trường mới khảo sát.
Thậm chí có doanh nghiệp còn để khi xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu mới đi giải quyết. Điều này gây ra các hậu quả cụ thể như: làm mất uy tín trong kinh doanh, tốn kém kinh phí, ảnh hưởng lớn đến lợi ích, hoạt động của doanh nghiệp, khả năng còn có thể mất đi nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã gầy dựng rất lâu.
Cụ thể các giai đoạn thực hiện ngược như sau:
– Sản xuất hàng hóa, thực hiện dịch vụ;
– Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (do doanh nghiệp tự đặt) ra thị trường; được người tiêu dùng chấp nhận;
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
2. Dùng chính tên sản phẩm, dịch vụ làm nhãn hiệu
Điều này đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”.
3. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn khi đăng ký thương hiệu tại Mỹ. Cụ thể:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
– Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí.
4. Nhãn hiệu đề nghị bảo hộ trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ
Việc doanh nghiệp không khảo sát trước mà tự động thiết kế và đăng ký bảo hộ theo yêu cầu của mình thường xuyên dẫn đến việc trùng với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Điều này có thể gây ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp nếu như có kiện tụng xảy ra.
Có nên sử dụng dịch vụ của các tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ?
Chúng tôi khuyến khích khách hàng nên thông qua các tổ chức này để đăng ký nhãn hiệu để hạn chế rủi ro tối đa trong quá trình kinh doanh. Đa phần đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối chấp nhận đến từ sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Do đó sự am hiểu và tính chuyên nghiệp của các luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là cơ sở vững chắc giúp quý khách có thể dễ dàng đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền.
Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Mỹ với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm và giá cả hợp lí. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho bạn mọi thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn