Theo xu hướng phát triển toàn cầu như hiện nay thì thương hiệu đã dần trở thành một tài sản vô giá của các chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ được tầm quan trọng của thương hiệu mà các cá nhân, tổ chức đều nhanh chóng tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ thương hiệu của mình. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các thủ tục này quý khách hàng cũng cần nắm rõ muốn đăng ký thương hiệu thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì. Bài viết sau đây Phan Law sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề này nhé.
Muốn đăng ký thương hiệu cần những điều kiện gì?
Muốn đăng ký thương hiệu trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp, có thể bạn là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ và có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho mình một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:
Thứ nhất thương hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thứ hai thương hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Thương hiệu của bạn sẽ bị từ chối bảo hộ nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu hoặc đã thuộc quyền sở hữu của người khác (có chủ thể thực hiện đăng ký bảo hộ trước bạn đối với mẫu thương hiệu đó). Cụ thể các trường hợp sau thương hiệu sẽ mất khả năng được bảo hộ:
– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
– Trùng hoặc tương tự với những đối tượng sở hữu trí tuệ đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả;
– Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một thương hiệu gắn trên một sản phẩm, dịch vụ chỉ thuộc về chủ thể nộp đơn đăng ký đầu tiên. Do đó, để tránh trường hợp đầu tư công sức một cách vô ích trước khi nộp đơn đăng ký bạn cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Bạn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng
Muốn đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Hồ sơ đơn đăng ký thương hiệu hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai, làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;
- Giấy uỷ quyền, nếu cần;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn.
Muốn đăng ký thương hiệu thì quý khách hàng cần đáp ứng các điều kiện nhãn hiệu theo luật định cũng như chuẩn bị các hồ sơ cần thiết. Tuy nhiên, việc theo dõi và xử lý trong quá trình nộp đơn sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc. Chưa kể nếu xử lý không tốt thì sẽ làm giảm khả năng được bảo hộ của thương hiệu. Do đó, đừng ngần ngại gì mà không liên hệ ngay với Phan Law để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ xin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hiệu quả và chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn