Đăng ký bảo hộ logo luôn được xem là bước đầu quan trọng trong việc phát triển kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Logo được xem là “gương mặt đại diện” các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp. Do đó, trước khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm các doanh nghiệp thường tập trung thiết kế logo phản ánh đúng nhất thông điệp mà sản phẩm muốn đem lại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc bảo vệ logo trước vấn nạn xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay.
Các phương pháp đăng ký bảo hộ logo
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành thì logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới 2 hình thức:
- Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 14, Khoản 6 Luật SHTT; hoặc
- Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại Điều 14, Khoản 1, Điểm g Luật SHTT.
Đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu độc quyền
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với các tổ chức/doanh nghiệp khác. Khi đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu thì doanh nghiệp sẽ bảo vệ được logo của mình trong phạm vi rộng với cơ chế bảo hộ chặt chẽ nhất theo quy định pháp luật hiện nay.
Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Logo có thể đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu
Ưu điểm của việc đăng ký nhãn hiệu
Chủ sở hữu được sở hữu độc quyền nhãn hiệu (logo). Từ đó, chủ sở hữu được độc quyền khai thác giá trị thương mại của logo, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu. Tính bảo hộ với hình thức này là tuyệt đối đối với việc khai thác giá trị thương mại của logo. Chỉ cần có giấy chứng nhận sở hữu là chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền của mình.
Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của hình thức này khi điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khó khăn do phải chứng minh khả năng phân biệt với sản phẩm, dịch vụ khác. Chưa kể thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kéo dài vừa mất thời gian và chi phí.
Đăng ký logo dưới dạng đăng ký bản quyền tác giả
So với hình thức đăng ký nhãn hiệu thì thủ tục đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này Logo được xem như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục. Theo quy định pháp luật thì quyền tác giả sẽ tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm (logo) được hình thành. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển lâu dài thì chủ sở hữu logo nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền của mình sau này nếu có tranh chấp phát sinh.
Việc đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả dễ dàng được cơ quan nhà nước chấp thuận cấp giấy chứng nhận trong thời gian ngắn (khoảng 15 ngày theo điều 52 Luật SHTT). Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ quyền tác giả còn khá lỏng lẻo. Việc chứng minh logo bị sao chép ý tưởng là khá khó khăn vì hiện tại chưa có hệ thống tra cứu. Chưa kể trường hợp xảy ra tranh chấp bản quyền logo thời gian và thủ tục giải quyết vô cùng phức tạp và mất thời gian trong khi kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác.
Với 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo nêu trên thì tùy vào chiến lược xây dựng thương hiệu và khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách bảo hộ logo vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn