Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy, làm sao để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho bạn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hiện tại Việt Nam có bốn loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là công ty mà một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Là công ty bao gồm hai cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty cổ phần: Từ ba cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp để lựa chọn ra loại hình nào phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:
- Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng
- Khả năng huy động vốn
- Rủi ro đầu tư
- Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp
- Tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp có điểm gì khác nhau?
Bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Chủ sở hữu
- Công ty TNHH 1 thành viên: Tổ chức hoặc cá nhân
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng từ 2 đến 50 thành viên
- Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng
- Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản
- Công ty TNHH 1 thành viên: Trong phạm vi vốn điều lệ
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Trong phạm vi vốn điều lệ
- Công ty cổ phần: Trong phạm vi vốn góp
- Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp
- Doanh nghiệp tư nhân: Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình
Tư cách pháp nhân
- Công ty TNHH 1 thành viên: Có
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có
- Công ty cổ phần: Có
- Công ty hợp danh: Có
- Doanh nghiệp tư nhân: Không
Quyền phát hành chứng khoán
- Công ty TNHH 1 thành viên: Không được phát hành cổ phần
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Không được phát hành cổ phần
- Công ty cổ phần: Được phát hành cổ phần
- Công ty hợp danh: Không được phát hành cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân: Không được phát hành cổ phần
Quyền chuyển sở hữu
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thành viên chỉ được chuyển nhượng cho các thành viên khác theo tỷ lệ góp vốn tương ứng, trừ khi các thành viên hiện hữu khác từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn góp chào bán
- Công ty cổ phần: Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, muốn chuyển cho người khác thì phải được các cổ đông sáng lập khác đồng ý. Sau 3 năm, được chuyển nhượng cho bất cứ ai
- Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng vốn trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý. Thành viên góp vốn được chuyển vốn góp cho người khác
- Doanh nghiệp tư nhân: Có quyền bán doanh nghiệp
Trên đây là các nội dung tư vấn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn