Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi đang sáng tác một tác phẩm văn học và có tham khảo khá nhiều ý kiến của những người đi trước. Vậy liệu những người này có phải là đồng tác giả khi tôi sáng tác xong tác phẩm của mình không? Mong nhận được phản hồi!
Xin chân thành cảm ơn!
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền phân phối đến công chúng bản ghi âm, ghi hình đó hay không?
Phần mềm máy tính có được bảo vệ bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ?
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp nào?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với thắc mắc này, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp như sau:
Đồng tác giả theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Ngoài ra, khoản 3 Điều 6 của nghị định trên cũng có nêu rõ: “Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.”
Như vậy, lấy một ví dụ cụ thể: Khi bạn thực hiện sáng tác một tác phẩm văn học, bạn hoàn toàn có thể mang bản thảo của mình để hỏi ý kiến của bạn bè, hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang viết. Bạn cũng có thể nhận tư liệu từ các tổ chức, cá nhân và sử dụng những tư liệu đó để hoàn thành tác phẩm của mình một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, tất cả những đối tượng trên không cùng bạn sáng tạo, thực hiện nội dung và thể hiện nội dung của tác phẩm văn học mà bạn đang làm vì vậy không được xem là đồng tác giả. Nói một cách dễ hiểu hơn, các tư liệu, những ý kiến đóng góp khi bỏ ra khỏi tác phẩm của bạn vẫn không làm ảnh hưởng hoặc mất đi nội dung, tính sáng tạo và dấu ấn của bạn trong tác phẩm này.
Trên đây là một số thông tin pháp lý làm rõ cho thắc mắc của bạn. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ tốt hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn