Góp mặt trên thị trường và nắm giữ một vai trò vai trọng không đâu khác hơn chính là những công ty đầu tư tài chính. Đây là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng được hình thành theo quy định với chức năng và mục đích riêng. Loại hình doanh nghiệp đặc thù này sẽ tiến hành một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về ngân hàng trừ một số trường hợp cụ thể. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nên việc thành lập công ty đầu tư tài chính cũng vì thế mà trở nên phổ biến. Nhưng không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng biết những vấn đề liên quan khi có mong muốn tham gia vào thị trường này.
Điều kiện cấp Giấy phép
Công ty đầu tư tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng nói chung và là tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói riêng. Để thành lập công ty đầu tư tài chính thì nhà đầu tư cần đáp ứng trước hết là các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động. Theo quy định tại Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì điều kiện cấp giấy phép bao gồm:
– Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định
– Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định.
– Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này
– Có Điều lệ công ty phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
– Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Một số điều kiện khác
Giấy phép là một trong những điều kiện thiết yếu để thành lập công ty đầu tư tài chính. Tuy nhiên để có thể tiến hành hoạt động chính thức thì nhà đầu tư cần chuẩn bị những nền tảng khác như:
– Có vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP Nghị định về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng).
– Không được tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tín dụng.
– Trong trường hợp là tập đoàn kinh tế phải có vốn sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và có sự cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp công ty tài chính gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả. Đồng thời doanh nghiệp đó phải kinh doanh có lãi trong những năm trước khi đề nghị thành lập công ty tài chính.
– Với tổ chức tín dụng Việt Nam phải duy trì được tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật sau khi góp vốn vào công ty tài chính. Bên cạnh đó không được vi phạm những quy định về an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong thời hạn 6 tháng liên tục trước thời điểm đề nghị thành lập công ty tài chính.
– Với cá nhân: Cá nhân đó phải mang quốc tịch Việt Nam, không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đang có án tích. Cá nhân đó cũng phải có khả năng về tài chính để thành lập công ty và có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật. Đồng thời phải cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp công ty tài chính gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả.
– Đối với thành viên là người nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Có hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn; có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính.
Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến việc thành lập công ty đầu tư tài chính. Nếu cần biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn