Trong quá trình kinh doanh, không tránh khỏi những tác động chủ quan và khách quan dẫn đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được hiệu quả. Trong trường hợp này, pháp luật không bắt buộc bạn cần lập tức giải thể doanh nghiệp mà có thể tiến hành tạm ngừng kinh doanh một thời gian để có thể cải cách hay tìm ra những biện pháp xử lý tình trạng doanh nghiệp phù hợp hơn.
Quy định pháp lý về tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN) quy định: “Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh” và khoản 2 Điều này về việc “cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Từ hai quy định trên, có thể thấy khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hay vì một số lý do như về nhân sự, thời gian,… mà không muốn tiếp tục hoạt động trong một thời gian nhất định nhưng không muốn giải thể doanh nghiệp, chủ sở hữu có quyền chọn giải pháp tạm ngưng hoạt động. Hoặc Cơ quan có thẩm quyền cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Một số điểm cần lưu ý để tiến hành tạm ngừng kinh doanh
Để có thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp của bạn vào thời điểm đó phải đảm bảo mã số thuế còn hiệu lực hoạt động. Có nhiều trường hợp vì một số lý do như không có hoạt động kinh doanh trên thực tế hoặc không kinh doanh tại trụ sở đã đăng ký nên không khai thuế đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm và trong trường hợp gia hạn thêm thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp của bạn vẫn phải tuân thủ thời hạn thông báo 15 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải gửi thông báo tạm ngừng cho các đơn vị đó tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đơn vị đó đặt trụ sở. Để thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp của bạn chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
- Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
- Bước 3: Sau đó, bạn phải hoàn thiện và gửi thêm 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Sau khi hoàn thiện các thủ tục với Cơ quan thuế, doanh nghiệp của bạn mới được xem là tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để Phan Law có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn