Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể được coi là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực theo luật định, có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định có một chủ sở hữu trở nên và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
Xem thêm:
>> Các vấn đề sau khi chuyển đổi loại hình mà doanh nghiệp cần chú ý
>> Hướng dẫn mở công ty cổ phần qua mạng điện tử
>> Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể được coi là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực theo luật định, có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định có một chủ sở hữu trở nên và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình. Nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên ở nước ta giữ vai trò chủ đạo vẫn là doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 về Doanh nghiệp nhà nước theo luật Doanh nghiệp 2020.
⇒ Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
⇒ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
⇒ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Phân loại vốn doanh nghiệp
Đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét vốn kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:
– Trên góc độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm:
- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể thành lập doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
– Đứng trên góc độ hình thành vốn gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh hoặc vốn đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của Nhà nước giao.
- Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp, do Nhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu.
- Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động.
- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một số vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng.
– Đứng trên góc độ chu chuyển vốn:
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển.
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốn lưu động chuyển hoá thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lưu động.
Đặc điểm của vốn lưu động
Đặc điểm của vốn lưu động có thể tóm tắt như sau:
– Vốn lưu động lưu chuyển nhanh
– Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kd
– Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh
Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng một số tiêu thức cơ bản để tiến hành phân loại vốn lưu động đó là:
– Căn cứ vào giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh phân chia thành:
- Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, bao bì đóng gói và công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong quá trình sản xuất gồm: giá trị sản phẩm dở dang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ.
- Vốn lưu động trong quá trình lưu thông bao gồm: giá trị thành phẩm, vốn trong thanh toán và vốn bằng tiền.
– Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động người ta chia thành:
- Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp: là vốn mà khi mới thành lập doanh nghiệp Nhà nước cấp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động coi như tự có: là vốn lưu động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thể được sử dụng hợp lý vào quá trình sản xuất kinh doanh của minh như: tiền lương, tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, các khoản chi phí tính trước…
- Vốn lưu động đi vay (vốn tín dụng) là một bộ phận của lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn vốn vay tín dụng của ngân hàng, tập thể cá nhân và các tổ chức khác.
- Vốn lưu động được hình thành từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.
– Căn cứ vào biện pháp quản lý vốn lưu động:
- Vốn lưu động định mức: là vốn lưu động được quy định cần thiết, thường xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm: vốn dự trữ trong sản xuất, vốn thành phẩm. Vốn lưu động định mức là cơ sở quản lý vốn đảm bảo bố trí vốn lưu động hợp lý trong sản xuất, kinh doanh xác định được mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước hoặc ngân hàng trong việc huy động vốn.
- Vốn lưu động không định mức: là bộ phận vốn lưu động trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông thành phẩm gôm: vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền…
Các hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn lưu động xét dưới góc độ tài sản là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh gồm:
- Khoản mục tiền gồm: tiền có tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và chứng khoán thanh khoản cao. Khoản mục này thường phản ánh các khoản mục không sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp. Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm chứng khoán ngắn hạn, góp vốn kinh doanh ngắn hạn.
- Các khoản phải thu: thực chất của việc quản lý các khoản phải thu trong doanh nghiệp là việc quản lý và hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Trong nên kinh tế thị trường chính sách tín dụng thương mại hợp lý vừa là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hàng tồn kho bao gồm: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hoá. Tài sản lưu động khác là biểu hiện bằng tiền của các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển đây là những khoản mục cần thiết phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các giải pháp huy động vốn lưu động
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề là phải làm thế nào cho doanh nghiệp có thể huy động tối đa các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên thực tế có nhiều giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.
Huy động vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động dài hạn có thể là vốn tự có của các cổ đông đóng vào. Trong hoạt động kinh doanh vốn lưu động dài hạn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp còn có thể huy động vốn lưu động từ các nguồn sau:
- Phát hành cổ phiếu.
- Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi.
- Phát hành trái phiếu Công ty.
- Vay vốn dài hạn và vốn trung hạn của ngân hàng.
- Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua.
- Liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp trong ngoài nước để phát triển Công ty.
Các hình thức huy động vốn lưu động ngắn hạn
Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biện pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn như:
Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay cán bộ công nhân viên.
- Hưởng tín dụng của các nhà cung ứng.
- Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư