Chỉ sau vài giờ mở kênh nhận đơn nông sản combo 10 kg/túi giá 100.000 đồng tại TP.HCM qua địa chỉ truy cập website này rơi vào trạng thái quá tải, nghẽn mạng, trong vòng 15 phút chiều ngày 25 tháng 8 đã có trên 22.000 lượt truy cập, trong đó có những thời điểm có đến vài nghìn người truy cập cùng lúc là nguyên nhân khiến website này bị nghẽn.
Xem thêm:
>> Người tổ chức đường dây tiêm vắc xin COVID-19 “dịch vụ” giá 4 triệu đồng một liều đã bị bắt
>> Từ 0h ngày 23 tháng 8, những trường hợp nào được phép ra đường?
>> Phát hiện nhiều xe cứu thương chở hành khách mà không phải bệnh nhân định “thông chốt kiểm dịch”
Website nhận đơn nông sản combo 10 kg/túi giá 100.000 đồng ở TP.HCM bị vấn đề quá tải, nghẽn mạng.
“Số lượng người truy cập quá đông cho thấy người dân đang có nhu cầu rất lớn đối với chương trình nông sản combo, dù website có dung lượng băng thông dự phòng nhưng vẫn rơi vào tình trạng quá tải, nghẽn mạng là tình huống bất khả kháng, ngoài dự báo”, ông Hải nói. Cũng theo ông Trần Minh Hải, ngay sau khi xảy ra sự cố, CCD liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để nâng cấp băng thông cho người dân có thể truy cập nhanh hơn.
Ở hai kênh tiếp nhận đơn đăng ký đặt hàng còn lại là qua số điện thoại hotline và zalo hotline 0355113118, ông Hải cũng cho biết, đã ghi nhận số cuộc gọi, tin nhắn đặt hàng tăng đột biến, gấp nhiều lần so với những ngày trước đây.
Nông sản combo 10 kg/túi giá 100.000 đồng là chương trình khởi nguồn từ ý tưởng của Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT giúp đỡ người dân các tỉnh phía nam tiêu thụ nông sản bị dồn ứ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đến nay, chương trình thu hút được hàng chục tỉnh, thành phố cùng nhiều doanh nghiệp tham gia và được người tiêu dùng tại TP.HCM hưởng ứng nhiệt tình.
Ngoài combo 100.000 đồng/túi với các loại rau củ quả cơ bản, chương trình xây dựng thêm các combo giá từ 150.000 – 400.000 đồng, có thêm sản phẩm trứng, các loại cá khô, thịt lợn, chả cá, gạo… giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Theo Bộ NN-PTNT, chương trình đã thiết lập được mạng lưới kho nhận hàng, có thể cung cấp cho TP.HCM từ 80.000 – 100.000 túi/ngày (tương đương 800 – 1.000 tấn/ngày) và nếu được hỗ trợ vận chuyển, công suất cung cấp có thể lên 120.000 – 130.000 túi/ngày, với mức giá từ 100.000 – 150.000 đồng/túi.
Vấn đề phát giấy đi đường cho các doanh nghiệp bao nhiêu là đủ
Tại buổi họp báo chiều tối 25 tháng 8, trả lời câu hỏi về số lượng giấy đi đường đã cấp, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết số lượng được cấp thấp hơn số lượng của các sở ngành, doanh nghiệp đề nghị.
Lý do là ngành công an phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP.HCM về việc kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động lưu thông trên đường với phương châm “ai ở đâu ở yên đó“. Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ cấp giấy cho các đơn vị nên phải hết sức cân nhắc. Những người được cấp giấy phải là trường hợp thật sự cần thiết ra đường làm công vụ.
“Có doanh nghiệp đề nghị cấp giấy đi đường cho 50 – 60 người, nhưng thực tế số người cần thiết phải ra đường để giao dịch, hậu cần, tài chính chỉ cần 2-3 người hoặc 1 người là được”, ông Hà dẫn chứng và cho biết Công an TP.HCM sẽ xem xét kỹ lưỡng các trường hợp này.
Trong trường hợp các cơ quan, doanh nghiệp thật sự có nhu cầu bức thiết với số lượng nhiều hơn, Công an TP sẽ báo cáo với UBND TP.HCM về số lượng cụ thể cấp thêm chứ không phải “đề nghị bao nhiêu là cấp bấy nhiêu”. Đối với phản ánh của báo chí việc xe chở hàng hóa đã có mã QR nhưng không được qua chốt kiểm soát, ông Hà cho biết Công an TP.HCM ghi nhận có trường hợp này. Bản thân ông cũng nhận điện thoại phản ánh trực tiếp qua đường dây nóng.
Quy định của UBND TP.HCM cho phép xe đã được cấp mã QR thì lưu thông theo lộ trình, thời gian được cấp phép mà không phải kiểm tra giấy đi đường. Trưa nay (25.8), Công an TP.HCM đã quán triệt với các quận, huyện, TP.Thủ Đức về việc kiểm soát phương tiện lưu thông trên đường.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư