Vốn pháp định là thuật ngữ thường hay sử dụng khi nói về điều kiện kinh doanh. Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định. Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh.
Xem thêm:
>> Tư vấn quy định hiện hành về phá sản bắt buộc
>> Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
>> Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Vốn pháp định là gì ?
Vốn pháp định là một trong những điều kiện của một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu bắt buộc. Đây là một trong những khái niệm cần phải nắm rõ giúp doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư.
Từ Luật doanh nghiệp 2014, khái niệm vốn pháp định không còn được sử dụng nữa. Khái niệm này được quy định tại Điều 4 luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Như vậy có theo cách hiểu đơn giản nhất, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Vốn pháp định có các đặc điểm gì?
Vốn pháp định có các đặc điểm gì?
Vốn pháp định có các đặc điểm cơ bản sau:
– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro khi hoạt động.
– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…
– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.
Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.
Mọt số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
Theo quy định của một số văn bản chuyên ngành và văn bản dưới luật, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng về vốn pháp định mới được tham gia hoạt động kinh doanh. Chúng tôi xin giới thiệu một số ngành nghề đòi hỏi mức vốn pháp định tối thiểu cụ thể như sau:
Kinh doanh bất động sản
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp/hợp tác xã có vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực (ngày 01/01/2021) thì khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 được sửa đổi như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, Luật Đầu tư 2020 đã bỏ điều kiện “có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng”, kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản không cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp
Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018/NĐ-CP, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về vốn pháp định, đặc điểm và một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi thành lập mà chúng tôi gửi đến bạn. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư