Theo quy định của Luật nhà ở 2014, không áp dụng hình thức huy động vốn để phân chia sản phầm là nhà ở. Bài viết dưới đây giúp người đọc hiểu rõ về 2 phương thức huy động vốn là “hợp đồng góp vốn” với việc “bán nhà hình thành trong tương lai theo phương thức ứng tiền trước”.
Xem thêm:
>> Chọn loại hình doanh nghiệp nào để dễ huy động vốn nhất?
>> Phương thức huy động vốn của công ty hợp danh
>> Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách nào?
Phương thức huy động vốn.
Phương thức huy động vốn là hợp đồng góp vốn, bán nhà hình thành trong tương lai theo phương thức ứng tiền trước
Quy định về hợp đồng góp vốn được quy định chi tiết Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án khu nhà ở có nhu cầu huy động vốn để thực hiện, thì được ký kết hợp đồng góp vốn với các cá nhân, tổ chức.
Tuy nhiên, bên tham gia góp vốn chỉ được phân chia lợi nhuận từ việc góp vốn nêu trên bằng tiền hoặc cổ phiếu trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; không được áp dụng hình thức huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn. Cần phân biệt giữa hợp đồng góp vốn với việc bán nhà hình thành trong tương lai theo phương thức ứng tiền trước. Đây là 2 phương thức huy động vốn khác nhau, theo đó sẽ có những điều kiện khác nhau để thực hiện.
Phương thức huy động vốn.
Phương thức huy động vốn là hợp đồng góp vốn
Đối với trường hợp người mua nhà ký kết hợp đồng góp vốn, lúc này họ tham gia vào dự án phát triển nhà ở với tư cách là nhà đầu tư góp vốn. Với tư cách là người góp vốn, họ chỉ được hưởng lợi nhuận khi việc kinh doanh có lợi nhuận. Ngược lại, khi việc kinh doanh thua lỗ, dự án không thực hiện đúng tiến độ, thì người góp vốn không được hưởng lợi nhuận. Bên cạnh đó, pháp luật không giới hạn số vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép huy động. Vì vậy, nếu người góp vốn góp nhiều, sẽ được hưởng lợi nhuận nhiều tương ứng với phần vốn của mình và ngược lại.
Pháp luật quy định các điều kiện để hợp đồng góp vốn được ký kết giữa các bên có hiệu lực như sau: Chủ đầu tư chỉ được ký kết hợp đồng góp vốn sau khi dự án phát triển nhà ở 1/500 được phê duyệt; đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật; dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt; đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án; đã thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn.
Hợp đồng góp vốn phải thể hiện rõ các nội dung: các bên tham gia, hình thức huy động vốn, số lượng vốn cần huy động, các kỳ huy động vốn, phương thức phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ của hai bên, giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác.
Phương thức huy động vốn là bán nhà hình thành trong tương lai theo phương thức ứng tiền trước
Trường hợp mua nhà hình thành trong tương lai theo phương thức ứng tiền trước, người mua nhà phải ký kết hợp đồng mua bán nhà. Số tiền mua nhà ứng trước cho chủ đầu tư phải thực hiện nhiều lần, theo tiến độ dự án. Nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ ghi trong hợp đồng, sẽ phải thanh toán cho người mua nhà số tiền lãi của phần tiền ứng trước tương ứng với thời gian chậm tiến độ. Ngược lại, người mua nhà thanh toán tiền chậm cũng phải chịu lãi suất tương ứng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư