Đặt tên doanh nghiệp là một trong các bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập. Việc đặt tên doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, tên mà thương nhân lựa chọn không được vi phạm điều cấm, nếu không sẽ bị từ chối khi nộp đơn.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn chuyển nhượng thương hiệu đúng luật
>> Tư vấn chuyển nhượng cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2020
>> Chuyển giao quyền tác giả là gì?
Tên doanh nghiệp bao gồm các yếu tố nào?
Tên doanh nghiệp phải bao gồm 02 thành tố theo thứ tự gồm:
- Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng:
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Quy định về đặt tên doanh nghiệp theo Luật mới nhất hiện nay
Quy định về đặt tên doanh nghiệp theo Luật mới nhất hiện nay
Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, bao gồm:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước và các tổ chức khác theo quy định
Tên doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Vi phạm truyền thống, đạo đức, văn hóa
Tên doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trên đây là một số quy định cơ bản liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Tên doanh nghiệp sẽ đi theo doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Do đó, việc lựa chọn tên hay, ấn tượng và đúng pháp luật là cần thiết. Để tìm hiểu kỹ hơn, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư