Giám hộ là một chế định của luật dân sự mang tính nhân văn cao. Người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vậy quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ là như thế nào? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Có thể dừng cấp dưỡng cho con khi cha không có đủ điều kiện được không?
>> Người mất tích có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ theo luật không?
>> Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất theo luật
Quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
Giám hộ theo luật
Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giám hộ như sau: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giảm hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đậy gọi chung là người được giám hộ).
Những nét đặc trưng về quan hệ giám hộ
Thứ nhất: quan hệ giám hộ là quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ và bản chất đây là quan hệ đại diện. Người giám hộ sẽ nhân danh, thay mặt người được giám hộ để xác lập, thực hiện giao dịch mà người được giám hộ là chủ thể.
Thứ hai: quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không thoả thuận để hình thành quan hệ này cho mình. Tức là, các trường hợp cần người giám hộ phải là các trường hợp mà luật quy định. Các chủ thể nếu không rơi vào các trường hợp này sẽ không được cử người giám hộ hoặc chọn người giám hộ cho mình.
Thứ ba: quan hệ giám hộ muốn hướng đến việc chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ, những người mà bằng khả năng của chính mình, họ khó có thể chăm sóc bản thân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Chính vì thế, xác lập quan hệ giám hộ với mục tiêu bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.
Quy định chung về người giám hộ và người được giám hộ
Người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của người được giám hộ. Giám hộ được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử.
Quy định về người giám hộ
Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà thì cha mẹ hoặc ông bà đều là người giám hộ. Trường hợp cá nhân làm người giám hộ thì phải có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Quy định về người được giám hộ
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn ttong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị toà án tuyên bổ hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; Người mất năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy người chưa thành niên chỉ là người được giám hộ khi không còn hoặc không thể xác định được cha mẹ như trường hợp những đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới đẻ hoặc còn cha mẹ nhưng lại không có sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của cha mẹ.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Nên quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định cũng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Nghĩa vụ của người giám hộ được quy định tại các điều 55, 56, 57 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định tại những điều luật này, người giám hộ có các quyền và nghĩa vụ sau:
Nghĩa vụ của người giám hộ
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp phập của người đựợc giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lý tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ ttong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Thực hiện các hành vi trên thực tế cũng như pháp lý nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám hộ. Yêu càu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, giữ tài sản, không làm hư hòng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được cho, tặng tài sản của người được giám hộ, chỉ được sử dụng, định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của của người giám sát việc giám hộ.
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ cho nên những giao dịch này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể ưong một quan hệ. Cùng một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng một giao dịch nên dễ dàng dẫn đến sự lạm quyền của người giám hộ. Tuy nhiên, các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ nếu thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ thì vẫn có hiệu lực.
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: Đại diện cho người được giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ. Trừ những giao dịch mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình thực hiện theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015, người giám hộ là đại diện cho người được giám hộ ttong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tố tụng.
Quyền của người giám hộ
Người giám hộ có các quyền được quy định tại Điều 57 Bộ luật dân sự, ngoài ra có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (Điều 54 Bộ luật dân sự). Các quyền của người giám hộ được quy định nhằm thực hiện các mục đích của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Vì vậy, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ còn thực hiện các hành vi pháp lý thay mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu người giám hộ không còn đủ các điều kiện để làm người giám hộ; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được pháp luật quy định là người giám hộ đương nhiên khác tuần tự thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định như giám hộ được cử.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư