Ly hôn đơn phương là gì?
Trước khi đến phần hướng dẫn làm giấy ly hôn đơn phương, chúng ta cùng tìm hiểu ly hôn đơn phương là gì? Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn đơn phương (chính là ly hôn theo yêu cầu của một bên) là trường hợp một bên vợ hoặc chồng đơn phương nộp đơn xin ly hôn khi bên kia không đồng ý ly hôn hoặc không hợp tác giải quyết ly hôn.
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tòa án sẽ xem xét yêu cầu này nếu xét thấy cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, chẳng hạn như: vợ/chồng có hành vi bạo lực, không thực hiện nghĩa vụ, ngoại tình kéo dài, ly thân lâu năm…

Cụ thể được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP về ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.
3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;
c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;
d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Ngoài ra, theo khoản 2 và 3 Điều 56 còn 2 trường hợp nứa được quyền nộp đơn ly hôn đơn phương là:
- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ và Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về những vấn đề trên.

Hướng dẫn làm giấy ly hôn đơn phương
Để làm giấy ly hôn đơn phương, bạn cần soạn Đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương theo mẫu mẫu số 23-DS của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Mẫu giấy ly hôn đơn phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v: Ly hôn)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………………………..
Người khởi kiện: …………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………..(nếu có); số fax: ………………..(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………….(nếu có)
Người bị kiện: ……………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ………………..(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………………..(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): …………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………..(nếu có)
Yêu cầu Tòa án nhân dân …….. giải quyết ly hôn với các nội dung sau đây:
- Quan hệ hôn nhân: ……………………………………………………
- Về con chung: ……………………………………………………
- Về tài sản: ……………………………………………………
4: Về công nợ: ……………………………………………………
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- Chứng minh nhân dân (bản chứng thực);
- Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực);
- Giấy khai sinh (Bản chứng thực);
- Đăng ký kết hôn;
- Một số giấy tờ khác có liên quan.
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
…………………………………………………………………………………………………
Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI KHỞI KIỆN
(ký và viết rõ họ tên người yêu cầu)
Hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn đơn phương (Mẫu số 23-DS);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD còn hiệu lực của nguyên đơn;
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn;
- Bản sao tài sản chung yêu cầu phân chia khi ly hôn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm,..;
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nguyên đơn nộp hồ sơ tới tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo đúng thủ tục dân sự.
Nơi nộp giấy ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn (vợ/chồng bị ly hôn) là nơi tiếp nhận đơn ly hôn đơn phương.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú rõ ràng hoặc bị đơn ở nước ngoài, bạn có thể nộp đơn tại nơi cư trú cuối cùng hoặc Tòa án cấp tỉnh nếu thuộc trường hợp đặc biệt.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương trung bình khoảng 4 – 6 tháng, nhưng thực tế có thể lâu hơn nếu một bên không hợp tác, vắng mặt, có tranh chấp tài sản, con chung hoặc những vấn đề khách quan khác.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư