Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa quan trọng trong việc xác nhận nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng của một sản phẩm. Nếu có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm của bạn mặc nhiên được khách đón nhận và tin tưởng. Đây chính là một kênh quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, tránh nhầm lẫn mà mất uy tín với khách hàng do các sản phẩm giả mạo khác! Phan Law cùng bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu về quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý ngay lập tức nhé.
Điều kiện tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Sản phẩm phải có nguồn gốc địa lý từ các khu vực, địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý muốn đăng ký
- Phải có danh tiếng, chất lượng hay các đặc thù nào đó để phân biệt với các vùng miền khác
Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý như sau:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Kiểm tra điều kiện đăng ký thật kỹ nhé!
Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng tương tự với quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Đều trải qua ba vòng chính:
- Thẩm định hình thức: Cục sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lệ về hình thức của đơn đăng ký. Chủ yếu là về các chi tiết: đối tượng, quyền nộp đơn, ngôn ngữ thể hiện, miêu tả sản phẩm…
- Công bố đơn hợp lệ: Khi đơn đăng ký của bạn được công bố trên công báo của cục, đồng nghĩa với việc bạn đã vượt qua vòng thẩm định hình thức (còn gọi là thẩm định đơn).
- Thẩm định nội dung: Cục sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định nội dung đăng ký chỉ dẫn địa lý của bạn. Đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận cho đơn này. Nếu có vấn đề, trước hết Cục sẽ gửi công văn yêu cầu bổ sung, giải trình, sửa đổi.
Vượt qua tất cả các vòng, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý trong khoảng 9 – 12 tháng kể từ ngày nộp đơn thành công. Giấy chứng nhận này có hiệu lực vô hạn kể từ ngày cấp. Thực chất, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý chính là nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp lý. Và các tổ chức, cá nhân được trao quyền có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó! Bản đồ đăng ký chỉ dẫn địa lý Việt Nam
Trên đây chính là sơ bộ về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà Phan Law muốn cung cấp cho bạn. Khi tiến hành thực hiện, chắc chắn sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề vướng mắc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi! Đội ngũ chuyên gia Phan Law chuyên về Sở hữu trí tuệ, với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế dày dặn; chúng tôi sẽ cung cấp tư vấn giải đáp miễn phí khi bạn cần. Ngoài ra, chúng tôi có thể đại diện bạn thực hiện tất cả những thủ tục cần thiết với chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và hiệu quả cao nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn