Trong nền kinh tế phát triển như tình hình hiện nay. Khi mà thị trường trong nước đã không còn đủ phạm vi hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp trong nước đang hướng đến nền thị trường đầy tiềm năng và là cơ hội để cạnh tranh lại những công ty trong nước, đó là cách quảng bá thương hiệu ra nước ngoài. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Hiểu được nhu cầu đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến các bạn về Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định thế nào?Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Quyền đăng ký nhãn hiệu là gì?
Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định thế nào trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam? Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục hành chính để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện – cụ thể là Cục Sở Hữu Trí Tuệ, để xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã đăng ký.
Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định và nộp hồ sơ hợp lệ để Cục Sở Hữu Trí Tuệ xem xét, giải quyết.
Điều kiện để có được quyền đăng ký nhãn hiệu là gì?
Để có được quyền đăng ký nhãn hiệu, Quý khách phải đạt những điều kiện đặt ra của pháp luật về nhãn hiệu cần được bảo hộ của Quý khách như sau:
– Nhãn hiệu phải được thể hiện bằng từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, hình vẽ … hoặc kết hợp các hình thức này lại với nhau, màu trắng đến hoặc đa màu sắc;
– Nhãn hiệu phải mang nét đặc trưng riêng của chủ sở hữu để phân biệt với hàng hóa và dịch vụ của người khác.
Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng hóa do chính mình sản xuất ra hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Mặt khác, các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Ví dụ doanh nghiệp A đưa ra thị trường mặt hàng “cam sành” do cá nhân B trực tiếp trồng và thu hoạch loại cam sành này. Nhưng cá nhân B không đặt, gắn cho loại cam này bất kỳ nhãn hiệu nào và cá nhân B cho phép doanh nghiệp A đăng ký nhãn hiệu “cam sành A” thì lúc này doanh nghiệp A có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cam sành A.
Hiện nay, nhu cầu thiết kế các loại nhãn hiệu là rất lớn do đó rất dễ dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự nhau, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chúng ta đang sử dụng nhãn hiệu đã được người khác đăng ký bảo hộ mà chúng ta không hay biết. Thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, chúng ta sẽ tự bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình và bảo vệ sự an toàn cho chính mình trong trường hợp chúng ta đang vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ do sử dụng nhãn hiệu của người khác.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp để tạo ưu thế cho mình và loại bỏ những đối thủ khác. Mặt khác, các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng rất khó kiểm soát cho nên để bảo vệ hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng thông qua việc đăng ký nhãn hiệu là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Phanlaw Vietnam – Nơi niềm tin được trao gửi
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Quyền đăng ký nhãn hiệu. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi từ hôm nay để được hỗ trợ dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ một cách chuyên nghiệp nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn