Tài chính của công ty TNHH là vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể có liên quan trong công ty. Vấn đề được đề cập ở đây đó chính là góp vốn, vốn điều lệ trong mỗi công ty. Đặc biệt là về vốn góp vì sẽ không thể thành lập công ty TNHH nếu không có sự góp mặt của vốn góp cũng như các thành viên góp vốn. Tuy nhiên không phải bất cứ ai muốn góp vốn vào việc thành lập nên loại hình doanh nghiệp này cũng đều được cho phép. Mỗi hình thức công ty TNHH sẽ có cơ chế về quyền góp vốn đối với các thành viên góp vốn là khác nhau.
Công ty TNHH một thành viên
Đối với loại hình doanh nghiệp này thì toàn bộ vốn điều lệ đều do chủ sở hữu của công ty đầu tư. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014 thì quyền góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên là quyền của duy nhất chủ sở hữu. Theo đó vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt chủ công ty có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty hoặc tặng cho một phần vốn điều lệ cho các chủ thể khác. Lưu ý các chủ thể nhận chuyển nhượng phải là các cá nhân, pháp nhân không bị cấm góp vốn vào công ty. Đối với việc chuyển nhượng này thì tùy trường hợp mà có thể làm thay đổi bản chất của công ty.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo quy định tại Điều 48 Luật này thì vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Tức là khi thành lập công ty, các thành viên sáng lập hay sáng lập viên phải tự thỏa thuận và quyết định mức vốn điều lệ củ công ty và phần vốn góp của mình.
Chủ thể có quyền trở thành thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhưng trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Những trường hợp đó bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Nhìn chung quyền góp vốn thành lập công ty TNHH tương đối mở rộng với nhiều đối tượng nhằm phổ biến hóa quyền tham gia kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu này và cần tìm hiểu kỹ hơn thì có thể liên hệ ngay Phan Law Vietnam để được tư vấn cụ thể hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn