Ly hôn là hiện tượng có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý. Trong đó việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn là nội dung khá quan trọng. Đặc biệt là đối với trường hợp giành quyền nuôi con khi có 2 con chung. Đây là trường hợp tương đối phức tạp vì một trong số các bên yêu cầu có cả quyền nuôi con đối với 2 con chung.
Xem thêm:
>> Quy định về việc quyền nuôi con khi ly hôn
>> Những điều cần biết về ly hôn đơn phương
>> Tư vấn chi tiết quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Quyền nuôi con khi ly hôn và có 2 con chung
Nguyên tắc giao quyền nuôi con
Khi giải quyết ly hôn mà đặc biệt là đơn phương ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải xem xét đến quyền nuôi con. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết như sau:
Thỏa thuận của vợ và chồng
Trong hầu hết các vấn đề bao gồm cả quyền nuôi con khi ly hôn thì pháp luật đều tôn trọng việc vợ chồng tự thỏa thuận. Do vậy mà các bên có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi cả 2 con chung. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Độ tuổi của các con
Độ tuổi của các con chính là căn cứ hàng đầu để Tòa án giải quyết tranh chấp nuôi con. Theo đó, nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trường hợp, con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem ý kiến của trẻ về việc muốn sống với ai. Đây là một nguyên tắc bắt buộc mà Tòa án phải tuân thủ khi giải quyết quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Quyền lợi của các con
Ngoài độ tuổi thì cơ sở của việc giao con cho một bên cha hoặc mẹ nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Để xác định người đảm bảo quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con thì Tòa án phải xem xét điều kiện thực tế của vợ chồng, tư cách đạo đức hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian có thể dành cho con của vợ chồng.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Dù là 2 con chung hay 1 con chung thì cha mẹ vẫn có các quyền chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục. Nếu bên còn lại nhận thấy bên trực tiếp nắm giữ quyền không có khả năng bảo đảm cho đời sống của các con thì hoàn toàn có quyền giành nuôi con. Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân vầ gia đình 2014 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người nuôi trực tiếp.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư