Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trong Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được quy đinh như thế nào? Rất mong Quý công ty sớm tư vấn cho tôi vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Quy định việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu của công chúng
Quyền liên quan đến tín hiệu vệ tinh?
Phân phối tác phẩm có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
Trả lời:
Quyền tác giả được xác lập cơ chế bảo hộ với hầu hết các đối tượng là thành quả của quá trình lao động trí tuệ. Vì vậy mà đối tượng được bảo hộ quyền tác giả cũng tương đối đa dạng, trong đó bao gồm cả bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác tương tự. Điểm b khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định đây là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Bài giảng, bài phát biểu hay bài nói sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó đây là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
Khi được bảo hộ thì tác giả hay chủ sở hữu quyền tác sẽ được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản tương ứng giống như các đối tượng bảo hộ quyền tác giả khác. Tùy từng trường hợp mà các quyền được hưởng sẽ khác nhau.
Trong trường hợp tác giả của bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác tự thực hiện công tác định hình nhưng dưới những hình thức như bản ghi âm, ghi hình. Lúc đó thì tác giả không chỉ được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác. Đồng thời tác giả cũng sẽ là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình đó theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Mọi thông tin về quyền đối với bài giảng, bài phát biểu hay bài nói trong bảo hộ quyền tác giả. Vui lòng liên hệ về với Phan Law Vietnam để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn