Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Sách giáo khoa được tạo ra thì có được bảo hộ không? Nếu được bảo hộ thì sẽ được bảo hộ dưới loại hình nào? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Quyền tài sản tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền nào?
Sách giáo khoa có được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Quyền tài sản cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì sách giáo trình là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng tác phẩm viết. Quyền này được bảo hộ kể từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền (Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).
Mặc dù thủ tục đăng ký quyền tác giả không bắt buộc nhưng thiết nghĩ bạn vẫn nên đi đăng ký để bảo bảo tối ưu quyền lợi của mình. Thực tế, việc chứng minh mình là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không phải là điều dễ dàng và đôi khi là điều không thể. Việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về sách giáo trình được bảo hộ dưới loại hình nào? Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn