Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết việc sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý của tác giả và trả tiền nhuận bút cho họ. Tôi muốn hỏi nếu tôi scan tác phẩm đó có được xem là hình thức sao chép tác phẩm hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Trích dẫn chương trình phát sóng hợp lý theo quy định pháp luật?
Tổ chức nước ngoài có tác phẩm công bố lần đầu ở Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác giả?
Vì sao nói bản quyền bảo hộ hình thức, không bảo hộ nội dung?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Mọi cá nhân, tổ chức khi muốn sử dụng tác phẩm phải xin phép tác giả và trả tiền thù lao, nhuận bút theo thỏa thuận.
Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi vi phạm bản quyền tác giả (khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ). Hành vi sao chép ở đây được hiểu là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử (khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ. Scan là hình thức tạo bản sao dưới dạng file pdf lưu trên máy tính hay điện thoại theo quy định trên thì đây cũng được xem là hành vi sao chép tác phẩm.
Tuy nhiên, để đảm bảo công chúng được tiếp cận với các nguồn tri thức và các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, vì mục đích công cộng nên pháp luật đã quy định những trường hợp sao chép tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả. Cụ thể được quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
Ngoại lệ trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Khi sao chép tác phẩm phải tôn trọng tác giả và quyền tác giả; việc tác phẩm khi được sử dụng phải được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và thông tin tác giả.
Như vậy, scan là một trong những hình thức sao chép tác phẩm và tùy vào mục đích sao chép, tổ chức cá nhân phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc không cần.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả, quyền liên quan, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn