Xuất phát từ những nhu cầu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận mới xuất hiện gần đây, không những không được sử dụng bởi người chủ nhãn hiệu mà còn không được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của người chủ nhãn hiệu. Như vậy, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là gì? Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?
Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu chứng nhận lại dẫn chiếu những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm dùng nhãn hiệu để đáp ứng. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Do đặc điểm này mà chủ nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh, cơ quan nhà nước,…
Trong việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, chủ thể xin đăng ký phải có khả năng đảm bảo giá trị của hàng hóa liên quan, tức người chủ sở hữu phải là người đại diện cho hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ lợi ích công cộng khỏi những hành vi không trung thực
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa (05 mẫu có khích thước nhỏ hơn 8x8cm);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có);
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm);
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm dịch ra tiếng Việt.
Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
PHAN LAW VIETNAM là một tổ chức đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Tổ chức đại diện. Chúng tôi tự hào có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc hỗ trợ khách hàng đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho quý khách. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn