Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi thấy đối với các tác phẩm như sáng tạo trực tiếp thì bảo hộ quyền tác giả dễ rồi. Nhưng những tác phẩm dạng làm lại, chuyển thể thì sẽ được pháp luật bảo hộ như thế nào? Nhờ Phan Law Vietnam tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả phim điện ảnh nhưng không là chủ sở hữu có các quyền nào?
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền như thế nào?
Tác phẩm âm nhạc cần đáp ứng các điều kiện nào để được bảo hộ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019): “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Như vậy, tác phẩm chuyển thể là một trong những loại hình của tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm chuyển thể để được bảo hộ quyền tác giả cần phải phải đáp ứng được một số yêu cầu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật SHTT, cụ thể:
- Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Như vậy, đối với tác phẩm chuyển thể, ngoài việc thể hiện tác phẩm theo một phương thức hoàn toàn khác biệt so với tác phẩm gốc. Bạn cần phải tuân thủ được hai điều kiện trên để pháp luật chấp thuận và bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và cần được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua các phương thức:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn