Góp vốn là một trong những hình thức phổ biến nhất được ứng dụng trong hầu hết mọi giai đoạn và với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp. Việc góp vốn sẽ giúp chủ thể thực hiện phần nào phát sinh thêm các quyền lợi vật chất liên quan đến doanh nghiệp đó. Để thực hiện thủ tục này đồng nghĩa với việc các chủ thể chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của mình để phát sinh các quyền khác đối với doanh nghiệp nhận theo tỷ lệ vốn góp.
Theo các định nghĩa chung thì góp vốn có thể hiểu cụ thể là việc một chủ thể góp tài sản của mình vào để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Đây là một thủ tục tương đối quan trọng nên pháp luật về doanh nghiệp quy định rất chặt chẽ về các vấn đề có liên quan mà nhất là các đối tượng được xem là tài sản trong thủ tục góp vốn. Cụ thể Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về những loại hình được góp vốn. Theo đó tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Trong đó quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Theo đó các chủ thể có thể thực hiện góp vốn dưới nhiều loại hình tài sản khác nhau. Tùy theo loại tài sản góp vốn mà thủ tục thực hiện cũng sẽ khác biệt nhằm bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của các bên trong vấn đề này.
Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam để được luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn