Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính xác khái niệm thương hiệu, song có thể hiểu thương hiệu có thể là bất kì cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể doanh nghiệp thay đổi mục đích kinh doanh, họ có thể thực hiện đăng ký nhượng quyền thương hiệu.
Đăng ký nhượng quyền thương hiệu là gì?
Chuyển nhượng thương hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Chuyển nhượng đơn là quyền của chủ thể đăng ký nhãn hiệu. Mặc dù nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ nhưng chủ thể nộp đơn vẫn có quyền đối với đơn đăng ký của mình. Họ có thể chuyển nhượng đơn cho người khác tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình xử lý đơn, tuy nhiên phải trước khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu chuyển nhượng
- Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được đăng ký nhượng quyền thương hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng đăng ký nhượng quyền thương hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
- Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
- Căn cứ chuyển nhượng
- Giá chuyển nhượng
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu
Theo thông tư của luật sở hữu trí tuệ thì khoảng thời gian xem xét phê duyệt đơn chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 1,5 – 2 tháng. Thời gian có thể nhanh hoặc chậm hơn so với tiêu chuẩn.
Trường hợp không được chấp nhận đơn đăng ký nhượng quyền thương hiệu
- Đối tượng nhãn hiệu chuyển giao trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người chuyển nhượng, gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của người chuyển nhượng
- Đối tượng nhãn hiệu chuyển giao trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác không phải của người chuyển giao được đăng ký với hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Đăng ký nhượng quyền thương hiệu mang lại nguồn lợi to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ nhận các thương hiệu lớn mà sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Các doanh nghiệp này có thể đỡ tốn khoản tiền khổng lồ tạo dựng thương hiệu cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Tuy nhiên việc chuyển nhương cũng tồn tại nhiều rủi ro, doanh nghiệp cần thận trọng khi thực hiện. Nếu có bất kì thắc mắc nào về đăng ký nhượng quyền thương hiệu, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn