Đến thời điểm hiện tại, Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy tại sao vẫn có nhiều doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục này khi mà luật không quy định. Và công việc này có nên được nhanh chóng thực hiện hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này cho bạn.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Nhãn hiệu và cách thức bảo hộ nhãn hiệu
Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”.
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được
Có thể thấy rõ nhãn hiệu chính là tài sản có giá trị nhất của một doanh nghiệp chính vì thế mà những hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thường xuyên xảy ra. Vậy cách đối phó tốt nhất đối với tình trạng này chính là tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Dù hiện tại luật không có quy định bắt buộc nhưng chính việc làm này sẽ mang lại những lợi ích không ngờ cho chính doanh nghiệp.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Khi đã hoàn thành thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì bạn sẽ có được những quyền lợi nhất định như sau :
– Bất kỳ ai cũng không được quyền sử dụng nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký nếu như không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
– Là cơ sở để bảo vệ và nâng cao thêm được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
– Ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến lợi ích của doanh nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng.
– Là căn cứ chứng minh quan trọng nếu có xảy ra tranh chấp trong vấn đề sử dụng doanh nghiệp.
– Chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm hại đến nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Nhìn chung quá trình chính là cách thức để bảo vệ được những lợi ích cần thiết của doanh cũng như ngăn chặn và giải quyết những hành vi gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Chủ thể có quyền thực hiện có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Hồ sơ và quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Để quá trình đăng ký nhãn hiệu diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm rõ hồ sơ cũng như quy trình đăng ký nhãn hiệu:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
- Giấy uỷ quyền theo mẫu;
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có );
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm nhiều bước
Quy trình đăng ký nhãn hiệu được tiến hành theo các bước :
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Mục đích là kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, luật sư có chuyên môn sẽ đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của bạn;
Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi nhận định nhãn hiệu đã khác biệt, cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn chỉnh để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu
Gồm 4 giai đoạn, thời gian kéo dài từ 12-14 tháng nhưng thực tế có thể lâu hơn. Đối với doanh nghiệp, đây là khoảng thời gian dài và có nhiều vấn đề phát sinh.
- Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn
Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
2. Giai đoạn 2: Công bố đơn hợp lệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
3. Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bảo hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
4. Giai đoạn 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí . Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Phan Law Vietnam
Không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể tự chuẩn bị và hoàn tất thủ tục vì quy trình này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Vì thế mà Phan Law Vietnam đã cung cấp đến khách hàng dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Với dịch vụ này tại Phan Law Vietnam khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sự tư vấn cũng như hỗ trợ trong toàn bộ quy trình. Với hệ thống nhân lực có trình độ cùng kinh nghiệm vững vàng trong vấn đề này, các cá nhân tổ chức hoàn toàn có thể yên tâm trong việc nhờ đến dịch vụ hỗ trợ tại Phan Law Vietnam.
Nếu cần sự hỗ trợ hay tư vấn thêm những vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hãy liên hệ Phan Law Vietnam để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư