Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có gặp phải các trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm có nhiều tác giả. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang gặp vướng mắc bởi hai khái niệm đồng tác giả và tập thể tác giả. Mong các bạn có thể giải thích giúp tôi về hai khái niệm này nhé!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác phẩm sân khấu bao gồm các loại hình nào?
Tác phẩm truyện ngắn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả mới được bảo hộ?
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có thời hạn bảo hộ hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Khái niệm đồng tác giả được pháp luật nêu rõ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đồng tác giả phải có sự thống nhất ý chí; phải trực tiếp tạo ra tác phẩm.
Pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về tập thể tác giả. Tuy nhiên trên thực tế, có một số loại hình phẩm được tạo thành hoàn chỉnh từ những phần khác nhau, tách biệt tuy nhiên ghép lại thành tổng thể tác phẩm. Cụ thể hai loại hình có thể thấy rõ nhất chính là tác phẩm sân khấu và tác phẩm điện ảnh. Nói dễ hiểu hơn: Các tác giả sáng tác các tác phẩm thuộc các loại hình khác nhau, có thể tách rời; các tác giả có thể không cần thỏa thuận thống nhất ý chí từ trước khi sáng tạo tác phẩm. Nhưng kết hợp tất cả những sáng tạo trí tuệ của các tác giả mới hợp thành tác phẩm điện ảnh; sân khấu. Nghị định 22/2018/NĐ-CP cũng quy định tại Điều 11 và Điều 12 về tác giả sáng tác tác phẩm sân khấu điện ảnh là các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).
Trên đây là một số điều cơ bản để bạn có thể xác nhận đồng tác giả và tập thể tác giả hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau. Chi tiết hơn để có thể xác định chính xác nhất về vấn đề này bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn