Để hoạt động kinh doanh dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, bạn đều phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục được được pháp luật quy định chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, nhằm có thể giúp bạn hoàn tất thủ tục này chính xác nhất, Phan Law Vietnam xin tổng hợp các quy định pháp lý liên quan ngay trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc thông khảo.
Xem thêm:
>> Thành lập công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) cần những gì?
>> Đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
>> Đăng ký hộ kinh doanh – những điều cần biết!
Tổng hợp các quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp chuẩn bị thành lập, thông qua đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người thực hiện.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Để có thể chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp chính xác nhất, bạn cần lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại, pháp luật doanh nghiệp có quy định về một số loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có thể xem là sở hữu riêng của cá nhân và không có tư cách pháp nhân.
Thứ hai, công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên cùng góp vốn và làm chủ sở hữu công ty được gọi là thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, loại hình công ty này vẫn có thể có thành viên góp vốn (có thể là pháp nhân hoặc cá nhân) và chỉ phải chịu trách nhiệm trên số vốn đã góp.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn có đặc điểm nổi bật chính là chủ sở hữu, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn mình đã bỏ vào. Loại hình này được chia thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Thứ tư, công ty cổ phần
Công ty cổ phần có vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi công ty cổ phần bắt buộc có tối thiểu 03 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Các bước thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn có thể chuẩn bị và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy loại hình doanh nghiệp, bạn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký chính xác nhất. Tuy nhiên, về cơ bản thủ tục này yêu cầu các tài liệu như:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên, cổ đông
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
03 bước hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ
Bạn cần nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch – Đầu Tư nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Bạn có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức:
- Nộp hồ sơ giấy trực tiếp
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thuế môn bài dành cho doanh nghiệp mới thành lập
Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là sắc thuế trực thu theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Mức thuế hàng năm được tính dựa trên số vốn điều lệ của doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng
- Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh: 1.000.000 đồng
Phan Law Vietnam đồng hành, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói của Phan Law Vietnam
Ngoài các thủ tục chính như đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn còn cần thực hiện các thủ tục nhỏ khác để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Để tránh các rắc rối và nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng hỗ trợ:
- Tư vấn, định hướng, vạch ra chi tiết các bước thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp mới
- Thay mặt bạn tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và các thủ tục liên quan để nhanh chóng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tư vấn và thực hiện trọn gói các thủ tục đi kèm doanh nghiệp như: Làm con dấu và công bố mẫu dấu; mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; hỗ trợ hồ sơ kế toán và báo cáo thuế ban đầu; đăng ký phương pháp tính thuế cho doanh nghiệp; đặt hóa đơn, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;…
- Hỗ trợ xây dựng cấu trúc doanh nghiệp
- Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp lâu dài
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp không còn quá xa lạ đối với các nhà đầu tư. Nhưng làm thế nào để thực hiện nó tốt nhất, thông qua đó tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc để doanh nghiệp an tâm phát triển lâu dài lại là cả một quá trình khó khăn. Bạn cần có sự quan tâm đúng mức đối với loại thủ tục này. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào, hãy nhanh chóng liên hệ trao đổi với các luật sư của Phan Law Vietnam để được hỗ trợ chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư